Hưng Yên: Nghi vấn công ty nấu chì đổ thải trái phép

GD&TĐ - Xỉ thải từ Công ty TNHH Ngọc Thiên được dùng để san lấp mặt bằng tại khuôn viên của Công ty TNHH Thương mại Tuấn Kiệt Hưng Yên. Điều này có thể khiến một số người nghi vấn về đổ chất thải trái phép, nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Chất thải sau khi san lấp tại Công ty TNHH Thương mại Tuấn Kiệt Hưng Yên.
Chất thải sau khi san lấp tại Công ty TNHH Thương mại Tuấn Kiệt Hưng Yên.

Dùng xỉ lò san lấp mặt bằng?

Công ty TNHH Ngọc Thiên và Công ty TNHH Thương mại Tuấn Kiệt Hưng Yên (Công ty Tuấn Kiệt) nằm cạnh nhau trên địa bàn xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đơn vị này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tái chế kim loại chì để bán cho các nhà máy công nghiệp trong cả nước.

Theo ông Cao Thế Anh, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Lâm cho biết, trước đây, Công ty TNHH Ngọc Thiên nằm trong khu dân cư. Khu này chuyên về nấu chì. Việc nằm lẫn trong cộng đồng đã gây ra những hậu quả về môi trường và sức khoẻ con người. Nó khiến nhiều năm liền, làng nấu chì ở xã Chỉ Đạo trở thành điểm nóng về môi trường.

Để giải quyết vấn nạn ô nhiễm, năm 2015, Thủ tướng chỉ đạo cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên phải bóc tách, di dời các hộ nấu chì ra khu vực riêng. Sau đó, tỉnh Hưng Yên đã thành lập Cụm Công nghiệp Đông Mai và di dời Công ty TNHH Ngọc Thiên ra địa điểm mới.

Những tưởng việc di dời Công ty TNHH Ngọc Thiên ra cụm công nghiệp sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhưng gần đây, công ty này đã chuyển một lượng lớn chất thải được cho là có cả xỉ lò ra vị trí cách đó chỉ vài chục mét. Địa điểm tập kết chất thải này thuộc địa phận của Công ty Tuấn Kiệt.

Lượng chất thải được chuyển từ Công ty TNHH Ngọc Thiên sang Công ty Tuấn Kiệt có lúc chất “cao như núi”. Sau đó Công ty Tuấn Kiệt dùng máy ủi san, gạt để làm mặt bằng.

Sự việc này đã diễn ra một thời gian, nhưng cơ quan chức năng từ huyện Văn Lâm cho đến tỉnh Hưng Yên chưa làm tròn chức năng.

Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Công ty TNHH Ngọc Thiên thì lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất như xỉ lò, nước thải… phải chuyển giao cho công ty môi trường có đủ chức năng xử lý chất thải công nghiệp để xử lý, tránh ô nhiễm môi trường.

Với tình trạng này, một số người dân địa phương có thể sẽ cho rằng, cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên buông lỏng quản lý. “Tạo điều kiện” để cho Công ty TNHH Ngọc Thiên thoải mái vận chuyển chất thải đi san lấp mặt bằng. 

Theo người dân địa phương, Công ty TNHH Ngọc Thiên và Công ty Tuấn Kiệt có quan hệ thân thiết. Công ty Tuấn Kiệt còn sử dụng nhiều nguồn thải xây dựng từ nơi khác chuyển về để san lấp mặt bằng.

Lượng lớn vật liệu nghi là chất thải từ Công ty TNHH Ngọc Thiên được đưa sang khuôn viên của Công ty TNHH Thương mại Tuấn Kiệt Hưng Yên để san lấp mặt bằng.
Lượng lớn vật liệu nghi là chất thải từ Công ty TNHH Ngọc Thiên được đưa sang khuôn viên của
Công ty TNHH Thương mại Tuấn Kiệt Hưng Yên để san lấp mặt bằng.

Từng bị xử phạt gần 90 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Ông Cao Thế Anh cho biết, quy mô sản xuất chì của Công ty TNHH Ngọc Thiên thuộc loại lớn. Đơn vị này sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Huyện chỉ đóng vai trò giám sát, tham mưu và báo cáo cấp trên nếu phát hiện sự cố môi trường hoặc có đơn thư từ người dân.

UBND huyện Văn Lâm có cung cấp tài liệu về việc Công ty TNHH Ngọc Thiên năm 2019 bị Bộ Tài nguyên và Môi trường xử phạt số tiền 90 triệu đồng. Theo tài liệu, hành vi bị xử phạt là: “Thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (nước thải sản xuất sau xử lý dùng để tái sử dụng có chỉ tiêu vượt 1,44 lần; Cadimi (cd) vượt 12 lần so với QCVN 40: 2011/BTNMT, cột B) quy định tại Điểm e, Khoản 2, Điều 9, Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”.

Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và các văn bản từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH Ngọc Thiên có hợp đồng với Urenco 11 để xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Khối lượng xỉ thải là 450kg/ngày.

Tuy nhiên, nguồn tin từ Urenco 11 cho biết, đúng là có hợp đồng xử lý chất thải với Công ty TNHH Ngọc Thiên. Nhưng hợp đồng này đã lâu, Urenco 11 chỉ được nhận một số lượng nhỏ ban đầu. Thời gian gần đây, Urenco 11 không nhận bàn giao chất thải từ Công ty TNHH Ngọc Thiên.

Việc Công ty TNHH Ngọc Thiên không bàn giao chất thải cho đơn vị xử lý dẫn đến những lo ngại về hậu quả gây ô nhiễm môi trường của người dân địa phương là có cơ sở.

Mặc dù, Công ty Tuấn Kiệt dùng vật liệu nghi là chất thải từ Công ty TNHH Ngọc Thiên để san lấp mặt bằng diễn ra công khai, liên tục, nhưng phía chính quyền địa phương lại cho biết là “chưa nắm được sự việc”.

Ông Cao Thế Anh, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Lâm cho biết, sau khi có phản ánh của Báo Giáo dục & Thời đại, huyện đã tổ chức 2 đoàn kiểm tra liên ngành để xuống địa phương xác minh vụ việc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mùa hoa cải thường rơi vào khoảng giữa tháng 11 đến tháng 12…

Rực rỡ hoa cải vàng khoe sắc bên sông

GD&TĐ - Mùa này, những cánh đồng cải vàng ven dòng sông Đuống, ở các thôn: Chi Đông, Chi Nam, Gia Lâm (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội), đang bung nở rực rỡ.

Prompt đang trở thành một nghề mới trong lĩnh vực AI. Ảnh: Jakub Jirsak/Law.

Bình dân học vụ AI

GD&TĐ - Với mong muốn ‘Bình dân học vụ AI, phổ cập AI’, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về Prompt Engineering.