"Phát minh nhựa" trở thành hiểm họa ô nhiễm môi trường

"Phát minh nhựa" trở thành hiểm họa ô nhiễm môi trường

Tại Hội thảo về rác thải nhựa, chuyên gia đồng quan điểm, đồ dùng bằng nhựa là phát minh có tính bước ngoặt của loài người. Bởi từ khi có sản phẩm nhựa, nó trở thành vật dụng quan trọng trong đời sống hàng ngày và vẫn phổ biến đến ngày nay như bàn, ghế, bát, xô, chậu, hộp đựng, ống hút nước, kể cả túi nilon, cây cảnh và hoa giả…

Tuy nhiên, với sự phát triển ồ ạt, thiếu kiểm soát cũng như khâu xử lý rác thải nhựa, cộng với hành động thiếu ý thức của con người đã biến nhựa thành rác thải gây ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững. Phát minh nhựa trở thành hiểm họa ô nhiễm môi trường ngày nay.

Cô giáo Bùi Thị Niệm, nguyên giáo viên Hóa học Trường THPT Bình Lục B chia sẻ: Như chúng ta đã biết, các sản phẩm từ nhựa, nilon ra đời mang lại không ít tiện ích và đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc loài người.

Thế nhưng, rác thải này phải mất hàng trăm năm mới phân hủy, nên gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Những đặc tính bền, khó phân hủy của các sản phẩm nhựa, nilon đã và đang gây ô nhiễm môi trường, để lại những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người và các loài động thực vật trên Trái Đất.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, kể từ thập niên 50 của thế kỷ trước, hơn 8,3 tỷ tấn sản phẩm nhựa đã được sản xuất, sử dụng, trong đó khoảng 60% lượng sản phẩm đó được chôn lấp hoặc thải thẳng ra môi trường.

Còn theo Ngân hàng Thế giới, bình quân mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng 35 túi nilon/1 tuần thì với khoảng 26,8 triệu hộ gia đình, mỗi tuần cả nước tiêu thu khoảng 938.000.000 túi nilon, nặng khoảng 46.900.000 kg.

Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố “đáng sống” nhưng theo Sở Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi ngày thành phố có hơn 1.000 tấn rác thải ra môi trường, trong đó phần lớn là rác thải nhựa và ni lông.

Mặc dù chưa có số liệu thông kê về nguồn rác thải nhựa tồn tại trong lòng đại dương, tuy nhiên có thể nhận thấy rõ rằng, một lượng lớn rác thải nhựa đang tồn tại trong vùng biển Đà Nẵng.

Hiện nay, trên 80% rạn san hô của thành phố Đà Nẵng đang ở tình trạng rất xấu và rác thải là một trong những nguyên nhân chính được xác định gây nguy hại cho rạn san hô và sinh vật biển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các chiến binh Houthi cùng hệ thống 2K12 Kub.

Ác mộng với tiêm kích Mỹ

GD&TĐ - Lực lượng Ansar Allah (Houthi) ở Yemen tuyên bố đã bắn hạ một tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ khi tham gia chiến dịch tấn công Houthi.