HSG quốc gia chia sẻ bí quyết học, thi môn Lịch sử

HSG quốc gia chia sẻ bí quyết học, thi môn Lịch sử

(GD&TĐ)-Những học sinh đoạt giải cao môn Lịch sử trong kỳ thi chọn HSG quốc gia vừa qua đã chia sẻ nhiều bí quyết giúp học giỏi và thi đạt điểm cao môn học này.

>>>Để học và làm tốt bài thi môn Lịch sử

>>>Một số kinh nghiệm ôn tập môn Lịch sử hiệu quả

Lê Thiện Anh – Học sinh trường THPT chuyên Bến Tre – giải Nhất HSG quốc gia môn Lịch sử năm 2012:

Lê Thiện Anh
Lê Thiện Anh– Học sinh trường THPT chuyên Bến Tre – giải Nhất HSG quốc gia môn Lịch sử năm 2012. Ảnh: gdtd.vn

Lịch sử là một môn có nhiều sự kiện, nhiều chi tiết, vì vậy với môn học này cần biết hệ thống lại những sự kiện chúng ta đã học, học theo tư duy lôgic. Ngoài ra, bên cạnh việc học trong lớp cần biết tìm tòi thêm thông tin trong các sách sử, internet... Nếu có vấn đề gì chưa hiểu đừng ngại ngần hỏi thầy cô để nắm vững, tự tin vào kiến thức hơn.

Cách làm bài thi môn Lịch sử rất khác với cách làm các môn học khác vì cần có lập luận sắc bén. Làm bài Sử cũng như 1 bài văn, nên có mở bài, thân bài và kết bài; cần có luận cứ, luận điểm.

Hoàng Thị Thu Hằng – Lớp 12 chuyên Sử trường THPT chuyên Quốc học Huế - Giải Nhì thi HSG quốc gia 2012:

vcvc
Hoàng Thị Thu Hằng – Lớp 12 chuyên Sử trường THPT chuyên Quốc học Huế - Giải Nhì thi HSG quốc gia 2012. Ảnh: gdtd.vn

Để học tốt môn Lịch sử, đầu tiên nên học và nắm vững những nội dung cơ bản. Trong bài giảng, những số liệu, sự kiện mà thầy cô nhấn thường là quan trọng, nên ghi nhớ chắc chắn những số liệu quan trọng đó, không cần học ôm đồm quá nhiều. Nếu cố ôm đồm hết các kiến thức càng rối và khó nhớ và điểm cũng không cao.

Trong khi làm bài thi, nên đọc kỹ đề và lựa câu dễ làm trước. Đặc biệt lưu ý những “từ khóa” trong câu hỏi, ví dụ “nếu ý nghĩa”, “diễn biến”, “nêu tác động” hayu “giải thích”... Chính những từ khóa đó giúp chúng ta nắm được những nội dung cơ bản nhất để đi đúng hướng đề.

Các bạn cũng lưu ý, để đạt điểm cao, bài làm nên có bố cục 3 phần: phần dẫn dắt đề (mở bài); phần thân bài và kết luận. Phần dẫn dắt ngắn cũng được. Phần cuối nên tóm lược lại để thể hiện mình có sự liên kết, sự thông hiểu trong phần bài làm ở trên.

Vũ Thị Vân – Học sinh 12 trường THPT chuyên Vĩnh Phúc – giải Nhì HSG quốc gia Lịch sử 2012:

bvbv
Vũ Thị Vân – Học sinh 12 trường THPT chuyên Vĩnh Phúc – giải Nhì HSG quốc gia Lịch sử 2012. Ảnh: gdtd.vn

Trước hết để học tốt môn Lịch sử cần không ngại đó là môn khó. Với mỗi bài học, cần lọc ra các sự kiện, từ mỗi sự kiện tư duy phân tích để ra vấn đề. Học Lịch sử, cách tư duy rất quan trọng, đó cũng là điều làm nên khác biệt giữa một người chỉ học thuộc và người học thuộc nhưng biết cách tư duy.

Ví dụ, đề thi HSG quốc gia môn Lịch sử vừa qua có câu hỏi về tác động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với phong trào cách mạng Việt Nam. Với câu hỏi này, nhiều bạn nghĩ chỉ cần trình bày tác động của Hội này với sự ra đời của Đảng. Nếu đi theo hướng đó sẽ là sai lầm và không thể đạt điểm cao. Bản thân em chọn cách trả lời không chỉ nói tác động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với việc thành lập Đảng mà cả đối với phong trào cách mạng trong nước như phong trào công nhân, phong trào yêu nước ...

Ngoài ra, làm bài thi môn Lịch sử, việc bố trí thời gian hợp lý vô cùng quan trọng, câu nhiều điểm hơn thì làm nhiều thời gian hơn. Cùng với đó là phải đọc kỹ đề, chỉ cần đọc sai một chữ hay nhìn nhầm một dấu chấm, dấu phẩy cũng có thể dẫn đến hiểu sai đề.

Về bố cục bài làm môn Lịch sử nên có cả phần mở bài và kết luận. Việc dẫn dắt khéo léo đến phần trả lời chính cũng sẽ giúp người đọc có cảm tình với bài làm của mình hơn.

Dương Thị Thơm – Học sinh lớp 11 Sử - Địa trường THPT chuyên Quốc học Huế - giải Ba HSG quốc gia Lịch sử 2012.

ccvcv
Dương Thị Thơm – Học sinh lớp 11 Sử - Địa trường THPT chuyên Quốc học Huế - giải Ba HSG quốc gia Lịch sử 2012. Ảnh: gdtd.vn

Với riêng em, để học tốt Lịch sử trước hết cần phải yêu thích môn học này. Khi học nên gạch từng ý để nắm ý, sau đó lập dàn bài cho từng cầu hỏi cụ thể rồi làm chi tiết. Dù là môn học thuộc, chăm chỉ chỉ là một phần, quan trọng là phải hiểu, hiểu sự kiện đó muốn nói gì rồi nắm chắc. Nhớ cho chắc chắn một sự kiện hơn là cứ học nhiều, học tràn. Để ghi nhớ sâu hơn, có thể tìm kiếm, đọc những câu chuyện liên quan đến sự kiện đó. Ở lớp em, khi dạy Sử, cô thường kể những câu chuyện sinh động về sự kiện nên dễ nhớ, dễ thuộc mà không nhàm chán, căng thẳng.

Khi làm bài thi, kinh nghiệm của em là phải xác định kỹ đề, sau đó lập ra một dàn bài để không bị thiếu ý trước khi bắt tay vào làm bài chính thức. Nêu sợ mất thời gian, có thể chỉ gạch những đầu dòng ngắn gọn, thậm chí có thể lập dàn ý ngay trong đầu. Còn cách viết một bài Sử cũng như một bài văn, nên có ba phần. Làm bài Lịch sử cũng nên có sự liên kết giữa các đoạn để bài làm liền mạch, lô-gic. 

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ