HS tái hiện lễ rước dâu, làm nhà chống rung ở "Hành trình trên Đất Chín rồng"

GD&TĐ - Ngày 27/3, Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3, TP.HCM) tổ chức buổi tổng kết dự án "Hành trình trên Đất Chín rồng".

Học sinh tái hiện trên sân khấu lễ rước dâu mang đậm bản sắc của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Học sinh tái hiện trên sân khấu lễ rước dâu mang đậm bản sắc của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đây là dự án do 7 tổ bộ môn của trường khởi động từ đầu năm 2021, nhằm giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học của môn Lịch sử, Vật lý, Ngữ văn, Địa lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ vào thực tế.

Cụ thể, thông qua kiến thức đa môn học sinh sẽ nhận thấy được điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành và phát triển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cảm nhận được cái hay của văn hóa và lịch sử Nam Bộ.

Đồng thời, học sinh có thêm hiểu biết thực tế và bước đầu nghiên cứu tạo ra những sản phẩm góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Hệ thống nhà chống rung và triều cường là một trong những thành quả mà các em thu được sau dự án.
Hệ thống nhà chống rung và triều cường là một trong những thành quả mà các em thu được sau dự án.

Tham gia dự án, không chỉ đơn thuần là tìm hiểu kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn mà các em còn có được những trải nghiệm quý báu, trau dồi những kỹ năng cần thiết. Nhiều em đã phát huy được sở trường của mình như về công nghệ, âm nhạc, thiết kế, thuyết trình... 

Học sinh tham gia trong buổi tổng kết dự án
Học sinh tham gia trong buổi tổng kết dự án
Tại "Bản đồ Đất Chín rồng", khi quét mã QR code tại từng địa danh, thông tin về vị trí địa lý của vùng đã được học sinh mã hóa sẽ hiện lên trên màn hình điện thoại.

Tại "Bản đồ Đất Chín rồng", khi quét mã QR code tại từng địa danh, thông tin về vị trí địa lý của vùng đã được học sinh mã hóa sẽ hiện lên trên màn hình điện thoại.

Tại ngày tổng kết dự án, học sinh đã trình bày đến toàn bộ giáo viên của trường và đại diện các trường THPT tại Quận những tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, những điệu múa, điệu hò, món ăn đặc trưng của nơi đây.

Đồng thời, học sinh cũng thuyết trình về từng dự án của nhóm và đóng góp của học sinh Lê Quý Đôn thông qua dự án.

Những món ăn đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long được học sinh gửi đến thầy cô và khách tham quan
Những món ăn đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long được học sinh gửi đến thầy cô và khách tham quan

Em Dương Trúc Thảo Anh, học sinh lớp 12D3 chia sẻ, sau dự án, em đã học được rất nhiều kỹ năng, không chỉ là kiến thức trong sách giáo khoa, mà còn là những trải nghiệm bổ ích, giúp em hiểu được nét văn hóa độc đáo của Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại ngày tổng kết dự án, giáo viên của trường đã cùng học sinh thể hiện một điệu Dân ca Nam Bộ đặc sắc.

Tại ngày tổng kết dự án, giáo viên của trường đã cùng học sinh thể hiện một điệu Dân ca Nam Bộ đặc sắc.

Những môn học như Vật lý, Hóa, Sử, Địa, sau những buổi làm việc nhóm cùng nhau, em đã biết kết hợp những gì đã học vào thực tế, ví dụ như việc giảm nhiễm mặn, nhiễm phèn, phòng tránh thiên tai,... Đây là một hoạt động rất bổ ích không chỉ với bản thân em mà còn cho tất cả học sinh tại trường.

Sau dự án, học sinh sẽ đánh giá thay cho bài kiểm tra định kỳ (45 phút) của môn Địa lý, Lịch sử, Công nghệ, Sinh học; điểm kiểm tra thường xuyên (15 phút) cho môn Ngữ văn, Hoá học ở học kỳ 2. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ