HS phổ thông Nga sẽ được kiểm tra sử dụng ma tuý

HS phổ thông Nga sẽ được kiểm tra sử dụng ma tuý

(GD&TĐ) - Năm học tới, các trường phổ thông Nga sẽ tiến hành kiểm tra học sinh sử dụng ma tuý. Hiện nay các nhà chuyên môn đang trao đổi xem sẽ kiểm tra từ lớp mấy và có cần sự đồng ý của các em không.

Từ lâu người ta đã nói về sự cần thiết của việc kiểm tra sinh viên và học sinh sử dụng ma tuý. Thủ tục này thậm chí đã được đưa vào chương trình điều trị ngoại trú của nhà trường phổ thông trong tương lai gần nhất. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, không thể kiểm tra được tất cả học sinh ở nước Nga. Vấn đề ở chỗ thiếu thiết bị cần thiết cho việc chẩn đoán nhanh. Mua thiết bị ngoại thì quá đắt, chế tạo thiết bị nội sẽ rẻ hơn nhiều. Ngay cả nếu nói về việc thử máu, thì không phải tất cả các cơ quan y tế đều có thuốc thử cần thiết. Dù sao chăng nữa, việc kiểm tra ma tuý là vấn đề đã được quyết định. Điều này được ghi nhận trong “Chiến lược phòng, chống ma tuý quốc gia của Liên bang Nga đến năm 2020” do tổng thống ký vào tháng 6 năm 2010.

Cuối tuần trước, ông Viktor Ivanov, giám đốc Cục kiểm tra sử dụng ma tuý Liên bang, tuyên bố rằng ngay trong năm nay việc kiểm tra sử dụng ma tuý của học sinh phổ thông sẽ được thực hiện.

- Tôi nghĩ rằng trong các trường đại học nó cũng cần thiết, - ông nói thêm.

 

Việc kiểm tra sẽ diễn ra trong thời gian điều trị ngoại trú hàng năm – ngoài các phân tích thông thường sẽ tiến hành kiểm tra hàm lượng các chất ma tuý trong máu. Theo ông Ivanov, điều đó sẽ giúp phát hiện sớm việc sử dụng ma tuý, mà trong giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này bao giờ cũng đơn giản hơn. Hơn nữa, cảm giác bị kiểm soát sẽ có tác động phòng bệnh đối với các thanh thiếu niên. Tuy nhiên không phải tất cả các chuyên gia đều tán thành phương pháp mới này.

- Tôi phản đối bản thân từ “kiểm tra”, - ông Ivan Papazov, giám đốc Trung tâm phòng, chống tệ nạn ma tuý, rượu, thuốc lá và các bệnh nguy hiểm, nói. - Cần phải có một chương trình quy mô nhằm phát hiện bằng chứng sử dụng các chất ma tuý và  gây nghiện, một phương pháp hệ thống.

Người ta cũng tranh luận nhiều về việc cần tiến hành kiểm tra như thế nào - tự nguyện hay cái gọi là vừa tự nguyện vừa bắt buộc. Theo ý kiến của bác sĩ vệ sinh  Gennady Onishchenko, việc kiểm tra học sinh và sinh viên sử dụng ma tuý phải mang tính chất bắt buộc. Cần chấm dứt cuộc tranh luận về vấn đề tự nguyện hay không.

- Thế nào gọi là kiểm tra tự nguyện? Chúng ta có cơ đánh mất con người. Cần phải ngăn anh ta lại, rút kim tiêm ra và điều trị, - ông G. Onishchenko nói tại một cuộc gặp gần đây với các nhà báo.

Trên thực tế, việc kiểm tra ma tuý sẽ được tiến hành trong khuôn khổ lấy máu một lần. Yêu cầu chỉ kiểm tra hàm lượng hồng cầu hoặc, lấy ví dụ, lượng đường trong máu là vô nghĩa: người thử máu không đứng sau lưng nhân viên y tế. Vì vậy, kẻ nào sợ kiểm tra ma tuý sẽ từ chối việc thử máu. Nhưng trong trường hợp đó anh ta có nguy cơ bỏ qua bệnh ung thư hay một bệnh gì khác.

Thêm vào đó, “người từ chối” sẽ được kiểm tra đặc biệt. Kinh nghiệm các trường đại học đang tiến hành chẩn đoán ma tuý cho thấy, người từ chối luôn luôn là “người sử dụng”.

Tại một số trường đại học Nga, việc kiểm tra đã được áp dụng. Ví dụ, ở Trường đại học của Bộ Nội vụ nó đã được áp dụng 7 năm nay. Quả thật, các học viên không phải thử máu, mà là nước tiểu. Đồng thời, khi lấy nước tiểu, phải có mặt của cán bộ nhà trường để không xảy ra hiện tượng đánh tráo.

Kiểm tra ma tuý cũng đã được thực hiện mấy năm nay ở Trường Đại học kỹ thuật mang tên Bauman. Từ tháng 9 năm ngoái, các trường đại học thuộc Bộ Nội vụ đã áp dụng việc kiểm tra ma tuý. Năm nay ở Viễn Đông, người ta sẽ triển khai các khu vực thực nghiệm tổ chức đồng bộ công tác phòng, chống ma tuý. Trong đó có việc kiểm tra tự nguyện đối với học sinh từ lớp 7 đến 11. Việc kiểm tra ma tuý cũng đang được thực hiện ở  ở Tatarstan và Bashkiria và sắp tới ở Ekaterinburg

Theo số liệu của Cục kiểm tra sử dụng ma tuý liên bang, ở Nga hiện có 5 triệu người nghiện ma tuý. Hàng năm có gần 100.000 người dân Nga chết vì các căn bệnh liên quan tới việc sử dụng ma tuý.

Trần Hậu (Theo Gazeta.ru)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ