Hợp tác nâng cao đào tạo nghề cho lao động nông thôn

GD&TĐ -Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2018 – 2023.

Đại diện lãnh đạo Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại lễ ký kết.
Đại diện lãnh đạo Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại lễ ký kết.

GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch TƯ Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Lao động,  Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã ký kết thông qua chương trình hành động, tăng cường phối hợp giữa hai cơ quan thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Cùng với những hoạt động thông tin, tuyên truyền các chủ trương về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xây dựng xã hội học tập; thúc đẩy việc thực hiện quyền giáo dục, học tập của trẻ em; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Hội Khuyến học Việt Nam các cấp tăng cường tổ chức các hoạt động đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng cho toàn thể cán bộ, công chức, hội viên và người lao động.

Hai cơ quan cùng tập trung chỉ đạo để thực hiện nhiệm vụ tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về chủ trương đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với xây dựng các mô hình học tập của Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”. Các đối tượng yếu thế, người khuyết tật, mồ côi không nơi nương tựa, người dân tộc, người sống ở vùng sâu, vùng xa được tạo điều kiện học tập suốt đời.

Theo văn bản kí kết, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, tuyên truyền, vận động các cơ quan, từ Trung ương đến địa phương xây dựng cơ quan trở thành “Đơn vị học tập”, mỗi cán bộ, công chức của ngành là “công dân học tập”, mỗi gia đình của cán bộ, công chức, viên chức là “gia đình học tập”

Bộ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao đông nông thôn, gắn với các mô hình học tập của Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” hỗ trợ việc học tập suốt đời cho người cao tuổi, người yếu thế, người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số, người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.

Trong hoạt động phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường công tác vận động trẻ em trong độ tuổi đến trường, không để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phải bỏ học. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, phát hiện bồi dưỡng, khen thưởng, tuyên dương những tập thể điển hình, cá nhân tiêu biểu trong học tập suốt đời, có những sáng chế có giá trị kinh tế và có ý nghĩa xã hội, bảo vệ môi trường.

Hội Khuyến học Việt Nam tăng cường tổ chức lồng ghép các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về chủ trương đào tạo nghề cho lao động nông thôn; là đơn vị cung cấp tài liệu tuyên truyền về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH thực hiện công tác tư vấn, giám sát việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, trong các trung tâm học tập cộng đồng.

Bên cạnh đó 2 cơ quan sẽ cùng thực hiện nhiệm vụ đánh giá các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công nhận các “Đơn vị học tập” của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.