Hồng Kông: “Giải cứu” con khỏi trường học

GD&TĐ - Có điều kiện kinh tế, không ít phụ huynh Hồng Kông (Trung Quốc) đang đi theo một hình thức GD hoàn toàn khác lạ: “Đi, trải nghiệm để học”. Những phụ huynh này sẵn sàng cho con nghỉ học trong trường truyền thống và theo họ đó là cách “giải cứu” cho con cái và chính họ khỏi môi trường sống nhiều áp lực.

Hồng Kông: “Giải cứu” con khỏi trường học

Học trên con đường du lịch

Trong 6 tháng, trong khi trẻ em Hồng Kông vùi đầu vào sách giáo khoa chuẩn bị cho các kỳ thi, thì thế giới chính là “lớp học” cho con gái 4 tuổi và con trai 8 tuổi của Cherry Chau.

Chau và chồng tự coi họ là “gia đình du lịch” và nhằm dạy cho con họ những bài học cuộc sống trên hành trình trải nghiệm. Cặp đôi đã bỏ công việc lương cao tại Hồng Kông để thực hiện du lịch trải nghiệm vòng quanh châu Á.

Lựa chọn lối sống của họ bắt nguồn từ mong muốn “giải cứu” con họ thoát khoải hệ thống áp lực cao và nặng nề thi cử ở Hồng Kông, cùng với sự mệt mỏi của cuộc sống văn phòng trong một “khu rừng đô thị”.

“Chúng tôi nghĩ rằng, các con cần phải ngắm nhìn thế giới và học nhiều hơn từ trải nghiệm sống thực” – Chau nói về hành trình của họ qua Thái Lan, Indonesia và Đài Loan. Sau chuyến đi này, gia đình Chau dự kiến di cư sang Canada.

Trong khi mọi gia đình tại Hồng Kông có thể không đủ điều kiện để làm như Chau, thì Chau hoàn toàn không đơn lẻ. Thực tế, các chuyên gia nhận thấy phụ huynh “phi truyền thống” đang là xu hướng tăng lên tại Hồng Kông khi mà phụ huynh châu Á đang cởi mở hơn phá bỏ truyền thống.

Nhà Tâm lí học Daisy Chow cho biết cô đã quan sát thấy có nhiều hơn phụ huynh Hồng Kông tìm phương thức hiện đại và sáng tạo dạy con ngoài hệ thống giáo dục chịu nhiều chỉ trích. Xu hướng này đề cập tới tự học dưới hình thức du lịch.

Khái niệm này đã thu hút sự chú ý của những phụ huynh tự coi mình là hiện đại, tư duy tiến bộ và có độ dày kiến thức để truyền dạy. Họ muốn dạy con con cái mà không bị ràng buộc bởi truyền thống hoặc một hệ thống GD.

Hình thành xu hướng mới

“Nó đã trở thành một xu hướng” – Chow, chuyên ngành về GD trẻ em, nhận định.

Xu hướng này trái ngược sâu sắc với “phụ huynh quái vật” Hồng Kông – chỉ những ông bố bà mẹ bằng mọi cách thúc em con đạt điểm cao, dẫn tới suy giảm sức khoẻ tinh thần cho thế hệ trẻ.

Venus Yiu, Phó Chủ tịch Khoa Điều trị tâm lí Viện Xã hội Tâm lí Hồng Kông, nói: “Trẻ em tại Hồng Kông có thể phải học để thi khi ở tuổi mẫu giáo”.

Yiu nhìn nhận việc phụ huynh phải đi xa đến thế để tìm một phương thức giáo dục thay thế cho con cái họ “cho thấy thực sự có vấn đề với hệ thống GD”.

Năm ngoái, một nghiên cứu do Tổ chức Xã hội Baptist Oi Kwan thực hiện với khoảng 1.300 học sinh tiểu học cho thấy 21,7% phàn nàn về áp lực kéo dài, nguyên nhân phổ biến nhất là quá nhiều bài tập về nhà, tiếp theo là ôn thi vào THCS và điểm số không như ý. Tỉ lệ này, mức cao nhất trong 3 năm qua, cao hơn 5,5% tỉ lệ một khảo sát tương tự năm 2016.

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Hội Phụ huynh và Cải cách GD Hồng Kông cho thấy, 60% trong 1.402 phụ huynh cho biết con họ dành hơn 1,5 giờ/ ngày làm tài tập ở nhà. Khoảng 23% nói con họ dành hơn 2,5 giờ cho công việc này.

Một nghiên cứu hồi tháng 3 của Citibank Hồng Kông cho thấy, 1 trong 7 người Hồng Kông có tài sản ít nhất 1 triệu HK$ sau khi khảo sát hơn 4.000 người Hồng Kông và 200 người Trung Quốc đại lục. Khoảng 17% trong những triệu phú này tại Hồng Kông – những người có 55% tài sản từ lương và phần còn lại từ đầu tư – có kế hoạch di cư ra nước ngoài vì không hài lòng với môi trường sống và hệ thống GD tại Hồng Kông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ