Hiện trạng phái nữ áp đảo
Hiện trạng nữ áp đảo nam trong đội ngũ giáo viên cũng phổ biến ở nhiều nước khác tại phương Tây như Anh và Australia.
Sự chênh lệch giới tính rõ nhất là ở các trường tiểu học, nơi công việc nuôi dạy trẻ nhỏ thường được mặc định là công việc của nữ giới – theo các nghiên cứu. Các nghiên cứu quốc tế cũng cho thấy nam giới thường gánh chịu hoài nghi khi tiếp xúc cơ thể với trẻ nhỏ.
Mức độ nữ lấn át nam giảm dần theo lứa tuổi lớn dần của học sinh. Nữ chiếm khoảng 60% trở lên trong các trường THCS và THPT tại Singapore, và khoảng 50 – 60% hiệu trưởng là nữ ở các cấp học này.
Trước thực tế chênh lệch giới tính giáo viên kể trên, Bộ Giáo dục Singapore giải thích rằng việc tuyển dụng cán bộ quản lí và giáo viên “dựa trên năng lực làm việc, bất kể giới tính, chủng tộc hay tuổi tác”. Điều này bảo đảm lựa chọn được những ứng viên tốt nhất.
Các nhà giáo dục cũng đồng thuận rằng nhiệt huyết và quyết tâm với nghề là yếu tố chính cần cho nghề giáo.
Sekaran Chinna Govanden, phụ trách Phòng Giáo dục thể chất và hoạt động ngoại khóa Trường Tiểu học Opera Estate, cho rằng: “Nam giới phù hợp nhất với công việc này”.
Các nhà giáo dục cho rằng không ngạc nhiên khi nghề giáo có xu hướng thu hút hơn với phụ nữ nhưng sự mất cân bằng không làm họ lo lắng. Madam Rasidah Rahim, hiệu trưởng Trường THCS
Queenstown, cho rằng: “Nghề giáo là công việc mang tính nuôi dưỡng trẻ, vì thế phù hợp một cách tự nhiên với phụ nữ”.
Quan trọng là nhiệt huyết và đam mê
Ông Balamurugan Krishnasamy, Hiệu trưởng SIM International Academy, nhận xét: “Phụ nữ thường làm tốt hơn việc chăm sóc trẻ lúc thơ bé, trong khi nam giới cần thiết hỗ trợ học sinh ở lứa tuổi vị thành niên”.
Krishnasamy cũng nhấn mạnh rằng vai trò giáo viên nam quan trọng với nam sinh bởi mang lại hình mẫu người đàn ông trưởng thành để các em soi vào.
Có một lực lượng giáo viên đa dạng về giới tính, chủng tộc và văn hoá sẽ bổ sung giá trị cho trải nghiệm của học sinh, cũng như xóa bỏ mặc định nghề giáo không chỉ dành cho phụ nữ.
Ông Lim Meng Wei, Hiệu trưởng Trường Pei Chun, cũng cho rằng: “Giáo viên nam có thể mang lại sự cân bằng hơn và chia sẻ vai trò người cha với học sinh”.
Có khoảng 30 – 40% giáo viên trong trường của Lim là nam.
“Tôi quan tâm tới việc mang được gì cho hệ thống giáo dục, giáo viên nam hay nữ có những đặc tính quan trọng khác biệt” – Lim chia sẻ.
Razali Senin, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Endeavour, từng khởi nghiệp dạy học ở một trường tiểu học, nhận xét: “Một số trẻ cởi mở hơn với giáo viên nữ, trong khi một số khác lại thấy dễ chia sẻ với giáo viên nam. 2 phái bổ sung giá trị cho nhau vì một mục đích giáo dục chung”.
Madam Rasidah cho biết một nửa giáo viên trường mình là nam. “Đó là sự cân bằng rất tốt bởi tôi tin rằng trường học là một xã hội thu nhỏ, chúng tôi muốn trẻ nhìn nhận xã hội một cách thực nhất.