Hồn gốm Bàu Trúc

GD&TĐ - Kệ đỡ chắc, sợi đất đã nhào kỹ xếp chồng lên nhau, một tay áp giữ phía trong, một tay miết phía ngoài, đôi chân trần thoăn thoắt lùi xoay tròn theo chiếc chum sành dựng ngược làm kệ đỡ. Trong chốc lát từng sản phẩm hiện ra tròn trịa, mịn màng... Vẻ đẹp mộc mạc, kỹ thuật chế tác thô sơ của gốm Bàu Trúc thu hút sự khám phá của nhiều du khách.

Nghệ nhân gốm Bầu Trúc Đào Thị Tuyết Hằng cho biết: Điều đặc biệt của gốm Bầu Trúc là làm bằng tay, xoay bằng mông... Sản phẩm đẹp hay xấu phụ thuộc vào tâm trạng. Khi vui trong bụng thì sản phẩm nó đẹp và có hồn
Nghệ nhân gốm Bầu Trúc Đào Thị Tuyết Hằng cho biết: Điều đặc biệt của gốm Bầu Trúc là làm bằng tay, xoay bằng mông... Sản phẩm đẹp hay xấu phụ thuộc vào tâm trạng. Khi vui trong bụng thì sản phẩm nó đẹp và có hồn

Bàu Trúclàng gốm cổ xưa duy nhất của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận. Từ khâu chọn đất, chế tác sản phẩm đến kỹ thuật nung đều vô cùng độc đáo. Hầu hết những hoa văn trang trí cho sản phẩm gốm Bàu Trúc là hình ảnh các vị vua Chăm, vũ nữ và những vật dụng sử dụng trong sinh hoạt như: Đĩa, chum, lu, bình hoa… Gốm Bàu Trúc không có quá nhiều màu sắc cầu kỳ, không dùng men nhưng mang một nét đẹp rất riêng, bởi sự mộc mạc, tỉ mỉ, cẩn thận của người thợ.

Nghề làm gốm Chăm Bàu Trúc đã được Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục 12 Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia và trình UNESCO xét duyệt, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Gốm bàu Trúc là làng gốm cổ nhất Đông Nam Á, nổi tiếng với sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo mang đậm nét văn hóa Chăm không thể trộn lẫn
Gốm bàu Trúc là làng gốm cổ nhất Đông Nam Á, nổi tiếng với sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo mang đậm nét văn hóa Chăm không thể trộn lẫn
Đặc trưng của gốm: Làm bằng tay, không có cái nào giống cái nào, sản phẩm đẹp do sự sáng tạo của nghệ nhân. Gốm Bàu Trúc không nung bằng lò, mà chất thành từng đống, ủ rơm rạ thủ công. Sau đó, bằng cách kết hợp pha màu, ém khói khi nung, các nghệ nhân tạo ra các vết màu loang đặc sắc trên từng sản phẩm gốm như: Vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu...
Đặc trưng của gốm: Làm bằng tay, không có cái nào giống cái nào, sản phẩm đẹp do sự sáng tạo của nghệ nhân. Gốm Bàu Trúc không nung bằng lò, mà chất thành từng đống, ủ rơm rạ thủ công. Sau đó, bằng cách kết hợp pha màu, ém khói khi nung, các nghệ nhân tạo ra các vết màu loang đặc sắc trên từng sản phẩm gốm như: Vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu...
Người chơi gốm Bàu Trúc cũng phải hiểu văn hóa của gốm Bàu Trúc. Mỗi sản phẩm có quy định về cách bày riêng để hợp phong thủy chứ không phải thích bày ở đâu thì bày. Phù điêu, tượng thường nên bày ở góc nhà, ở vườn để có tác dụng trừ hung, trấn an
  • Người chơi gốm Bàu Trúc cũng phải hiểu văn hóa của gốm Bàu Trúc. Mỗi sản phẩm có quy định về cách bày riêng để hợp phong thủy chứ không phải thích bày ở đâu thì bày. Phù điêu, tượng thường nên bày ở góc nhà, ở vườn để có tác dụng trừ hung, trấn an
 
Gốm Bàu Trúc có nét riêng: Được làm hoàn toàn bằng tay (không dùng bàn xoay); Thợ làm gốm đều là phụ nữ; Nguyên liệu làm gốm của nơi này được lấy từ sông Quao (loại đất nổi tiếng dẻo tạo nên sản phẩm đẹp màu, bề mặt láng mịn. Nước hay thức ăn để trong đó lâu hỏng và luôn mát hơn nhiệt độ bên ngoài)
Gốm Bàu Trúc có nét riêng: Được làm hoàn toàn bằng tay (không dùng bàn xoay); Thợ làm gốm đều là phụ nữ; Nguyên liệu làm gốm của nơi này được lấy từ sông Quao (loại đất nổi tiếng dẻo tạo nên sản phẩm đẹp màu, bề mặt láng mịn. Nước hay thức ăn để trong đó lâu hỏng và luôn mát hơn nhiệt độ bên ngoài) 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ