Hơn 600 hiệu trưởng, hiệu phó trường tiểu học khu vực phía Nam được tập huấn, bồi dưỡng

GD&TĐ - Ngày 20/11, Học viện Quản lý Giáo dục tổ chức tập huấn, bồi dưỡng mô-đun 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong quản trị trường tiểu học/THCS/THPT” cho cán bộ quản lý giáo dục phổ thông cốt cán.

Khoá tập huấn, bồi dưỡng được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến theo mô hình 7-2-7.
Khoá tập huấn, bồi dưỡng được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến theo mô hình 7-2-7.

Theo đó, hơn 600 học viên là cán bộ quản lý trường tiểu học cốt cán của 19 tỉnh phía Nam được tập huấn, bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong quản trị nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nội dung chủ yếu tập trung vào phân tích, làm rõ vai trò, tầm quan trọng và xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị nhà trường; Lập kế hoạch hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị.

Ngoài ra, các báo cáo viên hướng dẫn học viên tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản trị nhà trường; đồng thời xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp, nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong trường học.

Khoá tập huấn, bồi dưỡng được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến theo mô hình 7-2-7. Cụ thể: học viên tự học, tự nghiên cứu tài liệu qua mạng 7 ngày trước khi bồi dưỡng trực tiếp qua lớp học ảo Hệ thống LMS (đây là yêu cầu bắt buộc đối với học viên tham gia bồi dưỡng).

Sau đó, học viên được bồi dưỡng 2 ngày trực tiếp qua lớp học ảo (sử dụng hệ thống học tập trực tuyến LMS. Học viên tự học và hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng trên hệ thống LMS 7 ngày sau khi tổ chức bồi dưỡng trực tiếp qua lớp học ảo.

Ban Chỉ đạo ETEP Học viện Quản lý giáo dục xác định, thực hiện quy trình giám sát đánh giá hoạt động bồi dưỡng theo đúng yêu cầu. Công cụ giám sát, đánh giá là: Phiếu xin ý kiến phản hồi, câu hỏi phỏng vấn, báo cáo phân tích ý kiến phản hồi.

Chỉ số cần đạt: Ít nhất 3.600 (90%) cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán hoàn thành khóa học và được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học; ít nhất 3.200 (80%) CBQLCSGDPT cốt cán hài lòng với kết quả tổ chức bồi dưỡng.

Khoá tập huấn, bồi dưỡng góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán để hướng dẫn đồng nghiệp về Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong quản trị nhà trường, nhằm tăng cường năng lực thực hiện CTGDPT 2018.

Đồng thời, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt của Học viện và các Trường sư phạm tham gia Chương trình ETEP. Mặt khác, tăng cường phối hợp giữa Học viện và các Trường sư phạm tham gia Chương trình ETEP với các Sở/Phòng GD&ĐT và trường phổ thông trong công tác bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, hình thành cộng đồng học tập (để phát triển nghề nghiệp thường xuyên, liên tục) dành cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và đại trà.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.