Hơn 5 triệu người sử dụng các biện pháp tránh thai

GD&TĐ - Theo báo cáo của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), hiện có khoảng hơn 5 triệu người sử dụng các biện pháp tránh thai.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Nâng cao chất lượng dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ) luôn là mục tiêu hướng tới của ngành Dân số.

Nhiều giải pháp đồng bộ

Theo ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS – KHHGĐ, để đạt được mục tiêu trên, ngành Dân số đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

Trọng tâm là đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ các cấp, trong đó chú trọng đội ngũ viên chức DS-KHHGĐ cấp xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ mới được tuyển dụng.

Đặc biệt các địa phương cũng đã tích cực, chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương nhằm ban hành, triển khai các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo. Đồng thời thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các cấp.

Ngoài ra, công tác truyền thông, giáo dục và vận động lồng ghép các dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng được quan tâm chú trọng đúng mức.

Theo báo cáo của 63 tỉnh/thành, các địa phương đã duy trì có chọn lọc các hoạt động truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi trên các phương tiện thông tin đại chúng truyền thông; sản xuất nhân bản các sản phẩm truyền thôn; nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông trực tiếp của các cộng tác viên; tuyên truyền viên DS-KHHGĐ, nhân viên y tế thôn bản; đẩy mạnh việc sử dụng các kênh truyền thông mới như Internet, mạng xã hội trong việc truyền tải các thông điệp về DS-KHHGĐ đến các nhóm đối tượng, đặc biệt là giới trẻ.

Xây dựng và tổ hức thực hiện tốt chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ ở các địa bàn có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đã bố trí trong kế hoạch; Huy động thêm ngân sách địa phương để mở rộng thêm địa bàn.

Đồng thời, chú trọng đúng mức đến các hoạt động truyền thông hướng đến nhóm công nhân trong các khu công nghiệp, thanh niên và vị thành niên và các nhóm dân số đặc thù khác.

Theo đó, chỉ tính riêng trong năm 2014, Chiến dịch truyền thông lồng ghép các dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được triển khai tại 2.154 xã, tập trung chủ yếu vào các xác có mức sinh cao, có điều kiện giao thông đi lại khó khăn và những xã có nhiều đối tượng khó tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản – KHHGĐ như đồng bào dân tộc thiểu số, người nhập cư v.v…

Số liệu báo cáo của 63 tỉnh/thành trong cả nước cho thấy, chỉ tính riêng năm 2014, số nữ được cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo phương pháp đặt vòng tránh thai là 807.245 người; triệt sản là 13.433 người; trong đó nam là 292 người và nữ là 13.141 người và số người mới cấy thuốc tránh thai là 14.330 người.

Chú trọng công tác truyền thông

Để phát huy kết quả đã đạt được, ông Nguyễn Văn Tân nhấn mạnh: Hơn lúc nào hết, ngay từ bây giờ các địa phương cần nhanh chóng thực hiện việc giao chỉ tiêu kế hoạch các điều kiện đảm bảo cho các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn theo nguyên tắc của Chương trình mục tiêu quốc gia; Huy động thêm kinh phí từ ngân sách địa phương bổ sung cho các hoạt động nhằm đạt mục tiêu cao hơn.

Đồng thời, hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng và chi tiết cho các đơn vị trong tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, sử dụng và quản lý kinh phí phù hợp với các quy định hiện hành.

Tuân thủ quy trình giám sát, kiểm tra, đánh giá đảm bảo phát hiện kịp thời các biến động, lệch lạc trong tổ chức thực hiện để có cơ sở điều chỉnh phù hợp.

Mặt khác cần chú trọng công tác truyền thông, lồng ghép các dịch vụ KHHGĐ; coi trọng việc đảm bảo hậu cần và nâng cao chất lượng DS-KHHG. 

Cụ thể: Tổ chức tốt các hoạt động hậu cần, cung cấp các phương tiện và dịch vụ KHHGĐ, điều phối thị trường, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu về phương tiên tránh thai và dịch vụ KHHGĐ có chất lượng cho những người có nhu cầu, bao gồm cả nhóm đối tượng được miễn phí và các nhóm đối tượng phải tự trả một phần chi phí hoặc toàn bộ chi phí. Phấn đấu thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu về số người mới sử dụng biện pháp tránh thai trong kế hoạch đề ra.

Đồng thời xây dựng và triển khai có kết quả việc phân bổ các biện pháp và dịch vụ KHHGĐ mới như thuốc cấy Fimplant; Điều phối tốt các chương trình cung cấp dịch vụ sử dụng nguồn ngân sách trong nước và nguồn từ các dự án viện trợ.

Theo thông kê của Tổng cục DS – KHHGĐ, hiện số cặp vợ chồng mới sử dụng biện pháp tránh thai: 5.116.456 người, trong đó:

+ Triệt sản: 14.464 người.

+ Dụng cụ tử cung: 1.301.532 người

+ Thuốc cấy tránh thai: 33.603 người.

+ Thuốc tránh thai: 300.382 người.

+ Viên uống tránh thai: 1.795.532 người.

+ Bao cao su: 1.720.944 người.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Lạc quan xây hạnh phúc

GD&TĐ - Chị đang lúi húi dưới bếp chuẩn bị bữa cơm chiều, nghe tiếng gọi hoảng hốt của mấy đứa nhỏ đang chơi ngoài ngõ vội chạy ra.