Hơn 43 triệu mũi vắc xin Covid-19 xác thực sai thông tin

GD&TĐ - Bộ Y tế cho biết, hiện còn gần 19 triệu người với gần 43,5 triệu mũi tiêm đã nhập dữ liệu nhưng sai số định danh, ngày sinh, họ tên nên chưa thể xác nhận hộ chiếu vắc xin.

Hội nghị trực tuyến quán triệt việc "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng COVID-19 và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 do hai Bộ Y tế và Bộ Công an phối hợp tổ chức. Ảnh: Trần Minh.
Hội nghị trực tuyến quán triệt việc "làm sạch" dữ liệu tiêm chủng COVID-19 và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 do hai Bộ Y tế và Bộ Công an phối hợp tổ chức. Ảnh: Trần Minh.

Ngày 26/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến về làm sạch dữ liệu tiêm chủng Covid-19, triển khai đề án 06 của Chính phủ “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. GS-TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc đồng chủ trì.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Long cho biết hiện cả nước đã tiêm trên 220 triệu mũi vắc xin Covid-19 nhưng 7,6 triệu chưa cập nhật trên phần mềm dù Bộ Y tế đã nhiều lần thúc giục. Hiện còn 43 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 chưa đồng bộ dữ liệu về tiêm chủng và dữ liệu công dân quốc gia.

“Theo chỉ đạo của Chính phủ, Đề án 06 tại các địa phương do chủ tịch tỉnh là tổ trưởng, nhưng vẫn còn địa phương còn xem nhẹ. Tại Trung ương phối hợp rất tốt nhưng nếu các địa phương không phối hợp thì rất khó về cập nhật”- ông Nguyễn Thanh Long nói.

Theo người đứng đầu Bộ Y tế, việc xác thực thông tin cá nhân không chỉ phục vụ tiêm chủng vắc xin Covid-19, xác nhận hộ chiếu vắc xin mà là cho tương lai sau này, trong đó có việc quản lý sức khỏe toàn dân. Mục tiêu đến năm 2025, 95% người dân phải được quản lý sức khỏe.

"Với 7,6 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 chưa nhập lên hệ thống là trách nhiệm của điểm tiêm chủng xã phường, Bộ Y tế không thể làm thay. Chúng tôi yêu cầu đến 15/5 các điểm tiêm phải hoàn thành việc cập nhật các mũi tiêm này"- Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tăng tốc tiêm chủng vắc xin Covid-19 vì thời gian qua tình trạng tiêm mũi 3 rất chậm dù không thiếu vắc xin. Với nhóm trẻ 5 đến dưới 12 tuổi, phải hoàn thành tiêm chủng trong quý 2 nhưng đến nay mới chỉ tiêm gần 1 triệu mũi 1.

Về việc cập nhật dữ liệu tiêm chủng, ông Đỗ Trường Duy, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), cho biết đến ngày 25/4, cả nước đã tiêm hơn 212,6 triệu mũi tiêm.

Tuy nhiên, trên hệ thống phần mềm tiêm chủng mới ghi nhận thông tin khoảng 205 triệu mũi tiêm, như vậy còn khoảng 7,6 triệu mũi tiêm chưa được nhập lên hệ thống (bao gồm các đối tượng công an, quân đội và người dân).

Tổng số đối tượng đã gửi sang Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư của Bộ Công an là 82.268.445 đối tượng, với 200.825.626 mũi tiêm, trong đó, số đối tượng có căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân (CCCD/CMTND): 73.406.707 đối tượng, với 180.817.754 mũi tiêm.

Trong số này, kết quả xác minh với CSDL quốc gia về dân cư có 54.469.153 đối tượng, với 137.325.940 mũi tiêm đã xác minh thông tin đúng; có 18.937.554 đối tượng, với 43.491.814 mũi tiêm đã xác minh thông tin sai (sai số định danh, sai ngày sinh, sai họ tên và thông tin khác).

Số đối tượng không có CCCD/CMTND hoặc sai định dạng CCCD/CMTND có 8.861.748 đối tượng, với 20.007.872 mũi tiêm. Kết quả xác minh với CSDL quốc gia về dân cư: 7.035.356 đối tượng, với 16.643.146 mũi tiêm đã xác minh thông tin đúng với 1.826.392 đối tượng, với 3.364.726 mũi tiêm không xác minh được với CSDL quốc gia về dân cư.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.