Tiến sĩ Beth Bell thuộc Đại học Washington, cố vấn của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ bày tỏ quan ngại về việc tiêm mũi tăng cường, vốn gây ra sự mất lòng tin vào vắc xin, cho dù hiệu quả của vắc xin đã được chứng minh, có thể tạo ra sự bảo vệ mạnh mẽ, chống lại nguy cơ trở nặng của Covid-19.
Mặc dù đạt hiệu quả trong việc ngăn chặn nguy cơ bệnh nặng và tử vong, song giới khoa học đang chịu áp lực ngày một lớn trong việc phát triển các loại vắc xin tốt hơn, có khả năng bảo vệ con người chống lại bệnh nhẹ hơn, cũng như chống lại các biến thể.
Việc cập nhật vắc xin hiện có để mang lại hiệu quả đối với các biến thể mới nhất được cho là có nhiều rủi ro, do các biến thể có thể xuất hiện trong thời gian tới hoàn toàn không liên quan.
Do đó, các hãng dược phẩm đang nghiên cứu vắc xin cúm, vốn có hiệu quả bảo vệ đối với 3 hoặc 4 biến thể khác nhau trong 1 mũi tiêm mỗi năm.
Hai hãng dược phẩm Moderna và Pfizer đang thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 hai trong một mà họ dự định tung ra thị trường vào mùa Thu này.
Mỗi mũi tiêm 2 trong 1 này sẽ kết hợp vắc xin gốc với vắc xin phiên bản chống lại biến thể Omicron.
Moderna thử nghiệm mũi tiêm nhắm vào chủng gốc của virus SARS-CoV-2 và biến thể Beta.
Kết quả cho thấy,
những người tiêm vắc xin này đã phát triển kháng thể không chỉ chống lại sự tấn công của biến thể Beta mà còn cả những biến thể mới như Omicron.
Các nhà khoa học cho biết việc tiêm mũi tăng cường, sau khi tiêm đủ 2 mũi cơ bản vắc xin của Pfizer và Moderna, giúp mang lại hiệu quả bảo vệ tạm thời và mũi tiêm tăng cường có thể trở thành mũi tiêm hằng năm.
Với những người có hệ miễn dịch yếu, hặc người cao tuổi, giới chuyên gia còn khuyến nghị tiêm mũi tăng cường thứ 2.
Theo AP, việc tìm kiếm một liều vắc xin mới có thể là một điều xa xỉ với những gia đình Mỹ có con dưới 5 tuổi, nhóm đối tượng chưa đủ điều kiện tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
Theo đó, sự kết hợp vắc xin đang được xem là một phương pháp khả thi trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh toàn cầu.