Sau khi nhận được tin, Cơ quan Xử lý Vật liệu Nổ (EOD) của Lực lượng Cảnh sát Quần đảo Hoàng gia Solomon (RSIPF) đã được gọi đến và di dời 101 quả bom khỏi ngôi nhà. Theo phía cảnh sát, những quả bom đang được cất giữ an toàn và công việc gỡ bom đang được thực hiện.
Clifford Tunuki - thanh tra EOD cảnh báo những người dân quần đảo Solomon muốn xây dựng trên khu đất có thể có lượng vật liệu nổ cao phải được công ty rà phá bom mìn giải phóng mặt bằng trước khi bắt đầu công việc.
Hàng nghìn quả bom đã được thả xuống các hòn đảo ở Thái Bình Dương như quần đảo Solomon, Papua New Guinea và Palau từ Thế chiến thứ 2, trong đó có nhiều quả không phát nổ. Các kho đạn cũng được thành lập trên khắp các hòn đảo.
Sau chiến tranh, các nước đồng minh phải xử lý bom mìn đúng cách nhưng một số vẫn chưa được xử lý triệt để. Vào đầu tháng 5, hai người đàn ông đã thiệt mạng khi một quả bom từ Thế chiến thứ 2 phát nổ tại một khu dân cư ở Honiara.
Nhật Bản, Mỹ và các lực lượng đồng minh khác được kêu gọi xây dựng kế hoạch loại bỏ bom mìn khỏi các quốc gia Thái Bình Dương.