Hơn 50 nghìn học sinh là "đại sứ học đường tuyên truyền phòng tránh bom mìn"

GD&TĐ - Ngày 24/ 12, tại thành phố Cà Mau, Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC) phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ.

Tham dự buổi lễ có lãnh đạo VNMAC, đại diện UBND tỉnh Cà Mau và các sở ban ngành (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Tỉnh đoàn).

Theo bản đồ ô nhiễm bom mìn quốc gia được công bố tháng 12/2017, hiện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có gần 30% diện tích bị ô nhiễm bom, mìn, vật nổ. Trong đó, Cà Mau là tỉnh bị ô nhiễm với diện tích 122.000 ha, tương đương 24% diện tích tự nhiên, với nhiều chủng loại bom mìn do chiến tranh để lại nằm rải rác cả 100% số xã (phường, thị trấn) của tỉnh.

Hội nghị tổng kết công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ.
Hội nghị tổng kết công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ. 

Thực hiện kế hoạch số 666/KH-VNMAC ngày 11/9/2020 của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam về việc tổ chức tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ và hỗ trợ nạn nhân bom mìn tại tỉnh Cà Mau được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt, ngày 28/9/2020 tại TP Cà Mau, Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC) phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau phát động cuộc thi “Đại sứ học đường trong tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ do chiến tranh để lạitheo hình thức trực tuyến.

Cuộc thi đã tạo ra sân chơi bổ ích, thu hút các em học sinh tìm hiểu và sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật, thông qua đó đã lan tỏa và nâng cao nhận thức tới những người thân xung quanh về các vấn đề liên quan đến nhận biết, phòng, chống, khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh.

Tại Hội nghị, đồng chí Lê Hoàng Dự - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau cho biết đã tổ chức truyền thông tới 150 trường THCS và THPT trên địa bàn toàn tỉnh dưới nhiều hình thức như qua các nhóm mạng xã hội (Zalo, facebook giữa giáo viên và học sinh, giáo viên và giáo viên…), qua tuyên truyền lồng ghép trong các buổi chào cờ, bảng tin trường, lớp, qua các tài liệu được phát… Qua đó hơn 50.000 học sinh đã được tiếp cận với kiến thức phòng tránh tai nạn bom mìn.

Thông qua cuộc thi, đội ngũ giáo viên bước đầu được trang bị những kiến thức trong công tác giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho chính các học sinh của mình. Đối với các em học sinh, đây là cơ hội được tiếp nhận và nâng cao nhận thức về phòng tránh và tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn cho chính các em và bạn bè xung quanh.

Các em học sinh đạt giải.
Các em học sinh đạt giải.

Sau 2 tháng triển khai, Ban tổ chức đã nhận được hàng trăm tác phẩm dự thi của học sinh 12 trường trung học cơ sở các trường trên địa bàn bị ô nhiễm bom mìn nặng thuộc thành phố Cà Mau và huyện Trần Văn Thời. Qua vòng sơ loại ở cấp huyện, 147 tác phẩm có chất lượng đã được chọn lọc để tiến hành chấm chung khảo.

Các tác phẩm tham dự rất đa dạng về thể loại và hình thức thể hiện, điển hình như vẽ tranh, văn xuôi, kịch, video clip, thơ, sáng tác nhạc. Trong đó, các bài dự thi chủ yếu tập trung vào thể loại vẽ tranh vì đây là hình thức phù hợp với điều kiện và năng lực của các em học sinh.

Ban giám khảo đã lựa chọn được 26 tác phẩm độc đáo, xuất sắc, có khả năng tuyên truyền tốt trong đó có: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 20 giải Khuyến khích. Trường THCS Võ Thị Sáu (Thành phố Cà Mau) với 75 tác phẩm là trường có số học sinh dự thi nhiều nhất. Trường THCS Phong Điền (huyện Trần Văn Thời) là trường có nhiều học sinh đạt kết quả cao nhất (1 Giải nhất, 1 Giải nhì, 4 Giải khuyến khích).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.