Hơi thở cuối cùng của thiên tài Thomas Edison được lưu giữ trong bảo tàng?

Khi Edison hấp hối năm 1931, bác sĩ đã thu lại hơi thở cuối cùng của ông bằng một ống nghiệm có nút đậy ngay bên cạnh.

Ống nghiệm lưu giữ hơi thở cuối cùng của Edison được trưng bày trong bảo tàng. Ảnh: Spooky Librarians.
Ống nghiệm lưu giữ hơi thở cuối cùng của Edison được trưng bày trong bảo tàng. Ảnh: Spooky Librarians.

Ít ai ngờ rằng ống nghiệm đó hiện được trưng bày trong bảo tàng Henry Ford ở Mỹ. Không chỉ là hiện vật để tưởng nhớ về thiên tài Thomas Edison, ống nghiệm đó còn gắn liền với câu chuyện về tình bạn với Henry Ford.

Henry Ford (1863 - 1947), ông chủ hãng Ford Motor, lớn lên trong một trang trại không có điện ở miền quê Michigan. Trong mắt chàng trai trẻ khi đó, Edison chính là một thần tượng. Ford sau này ứng tuyển vào Công ty Edison Illuminating làm việc và trở thành kỹ sư trưởng.

Năm 1896, Ford tạo ra chiếc ôtô thử nghiệm đầu tiên của mình mang tên Ford Quadricycle. Khi đó, ông vẫn đang làm việc cho công ty của Edison.

Tại một bữa tiệc của công ty ở New York, Ford lần đầu tiên gặp người hùng của mình và thậm chí còn cơ hội giới thiệu chiếc ôtô mới khiến Edison thực sự ấn tượng.

Chính Edison cũng đang theo đuổi một dự án ôtô của riêng mình, nhưng ông coi điện là nguồn năng lượng, vì vậy ý tưởng về động cơ xăng như của Ford là một điều mới lạ.

Henry Ford đứng cạnh mẫu Model-T. Ảnh: Hemmings Motor News.

Henry Ford đứng cạnh mẫu Model-T được ông thiết kế sau đó. Ảnh: Hemmings Motor News.

Họ nhanh chóng trở thành bạn bè và tình bạn đó lớn dần theo năm tháng. Khi Edison phải ngồi xe lăn, Ford còn mang thêm một chiếc vào nhà của ông để họ cùng đua.

Trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày bóng đèn dây tóc ra đời, Edison đã kết thúc bài phát biểu của mình với lời nhắc đến Ford: "Với Henry Ford, ngôn từ không đủ để bày tỏ cảm xúc của tôi. Tôi chỉ có thể chân thành mà nói rằng anh ấy là bạn của tôi".

Ford muốn lưu lại một thứ gì đó để tưởng nhớ Edison sau khi ông bạn già qua đời vào năm 1931. Người ta truyền tai nhau rằng, Ford đã yêu cầu con trai của Thomas Edison, Charles, ngồi cạnh giường người cha đang hấp hối và cầm ống nghiệm bên cạnh miệng ông, giữ lại hơi thở cuối cùng. Bởi Ford hy vọng có thể "hồi sinh nhà phát minh vĩ đại".

Thực tế, Charles không hề cầm ống nghiệm cận kề Edison khi cha đang hấp hối, mà các ống nghiệm được đặt quanh giường của ông. 

Theo lời Charles, dù cha được nhớ đến với những thành tựu trong ngành điện, tình yêu thực sự của ông dành cho hóa học. Những ống nghiệm tồn tại ở đó như một biểu tượng cho đam mê này. Ngay sau khi Edison qua đời, Charles yêu cầu bác sĩ riêng của cha, Hubert S. Howe, niêm phong những ống nghiệm bằng parafin và gửi một chiếc cho Ford.

Ford mất vào năm 1947. Người ngoài không biết tới ống nghiệm này cho đến năm 1950, khi nó được liệt kê vào danh sách tài sản của Ford sau khi vợ ông, bà Clara, qua đời. Nó bị mất tích, cho đến năm 1978 khi được phát hiện trong hộp trưng bày tại một cuộc triển lãm ở Bảo tàng Henry Ford.

Ống nghiệm đó được dán nhãn là "Hơi thở cuối cùng của Edison?". Gia sản Edison có một bộ sưu tập 42 ống nghiệm được cho là chứa hơi thở cuối cùng của ông.

Hiện ống nghiệm trong Bảo tàng Henry Ford có thực sự lưu lại hơi thở cuối cùng của Edison hay không vẫn là điều bí ẩn. Bảo tàng còn trưng bày nhiều vật phẩm khác như tiệm xe đạp của anh em nhà Wright, Nhà di động Dymaxion của kiến trúc sư Buckminster Fuller, giường cắm trại của George Washington, chiếc ghế tựa nơi Tổng thống Lincoln bị bắn và chiếc xe mà John F. Kennedy ngồi khi bị ám sát.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.