Hội thảo quốc tế về đẩy mạnh liên kết đại học – công nghiệp năm 2022

GD&TĐ - Ngày 11/11, Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TPHCM tổ chức Hội thảo quốc tế về Liên kết đại học – công nghiệp với chủ đề “Quốc tế hóa giáo dục đại học”.

Một diễn giả trình bày nghiên cứu tại hội thảo.
Một diễn giả trình bày nghiên cứu tại hội thảo.

Hội thảo là cầu nối để các trường đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức và cá nhân quan tâm có cơ hội để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thúc đẩy mối liên kết giữa trường đại học và khối công nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục đại học hiện nay.

Nhiều đề tài nóng đã được các diễn giả đề cập và phân tích sâu tại hội thảo như “Hợp tác chiến lược đại học – công nghệ: Kinh nghiệm và bài học thực tiễn từ AUN/SEED-Net”, đề tài “Kinh nghiệm hợp tác với đối tác đại học từ Dow Vietnam” và đặc biệt là đề tài “Chuyển đổi số cho hệ thống cơ sở hạ tầng Việt Nam”.

Các chuyên gia đến từ các tổ chức học thuật, các trường đại học, doanh nghiệp cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc thúc đẩy mối liên kết giữa trường đại học và khối công nghiệp, từ đó, có thể đề ra giải pháp để duy trì và phát triển mối liên hệ bền vững giữa ba nhà: nhà trường, nhà nước và nhà doanh nghiệp.

Ngoài ra, thông qua hội thảo, các doanh nghiệp và các trường đại học còn có cơ hội để tìm kiếm và thiết lập các quan hệ hợp tác với các đối tác tiềm năng trong tương lai.

PGS.TS Nguyễn Danh Thảo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TPHCM trao đổi với sinh viên.

PGS.TS Nguyễn Danh Thảo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TPHCM trao đổi với sinh viên.

PGS.TS Nguyễn Danh Thảo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TPHCM cho biết: Trong bối cảnh toàn cầu hoá, mục tiêu chiến lược của Trường ĐH Bách khoa là trở thành trường đại học hàng đầu trong khu vực về đào tạo, nghiên cứu, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

"Quốc tế hóa là một trong những chiến lược trọng tâm mà nhà trường đã và đang triển khai hiệu quả. Là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với các hoạt động nghiên cứu và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp đối tác, Nhà trường đã chú trọng phát triển, cập nhật cơ sở hạ tầng số, tạo nền tảng công nghệ đáp ứng và phục vụ tốt cho chiến lược quốc tế hóa của trường.

Ngoài ra, Trường ĐH Bách khoa cũng rất chú trọng đến mối liên kết đại học – doanh nghiệp và coi đây là một trong những yếu tố cơ bản đối với sự phát triển bền vững của trường đại học và dẫn đến thành công trong tự chủ đại học" - PGS.TS Danh Thảo chia sẻ.

Được biết, hiện Trường ĐH Bách Khoa đã thiết lập hợp tác chính thức với hơn 80 doanh nghiệp trong và ngoài nước, đã hợp tác trong nhiều hoạt động đa dạng, đóng góp vào sự phát triển chung của tất cả các bên liên quan, đồng thời cũng thực hiện được sứ mệnh của trường đại học đối với xã hội.

PGS.TS Nguyễn Danh Thảo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TPHCM thay mặt nhà trường ký kết hợp tác với doanh nghiệp.

PGS.TS Nguyễn Danh Thảo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TPHCM thay mặt nhà trường ký kết hợp tác với doanh nghiệp.

Song song chuỗi sự kiện, nhà trường còn tổ chức các gian hàng triển lãm thành tựu nghiên cứu, hợp tác từ các dự án của trường; sản phẩm công nghệ của các doanh nghiệp đối tác và trình diễn công nghệ tập trung vào mảng số hoá cơ sở hạ tầng, quy tụ những thiết bị tối tân và hiện đại nhất trong cả nước và khu vực.

Tại hội thảo, lễ ký kết hợp tác giữa nhà trường và các doanh nghiệp cũng đã diễn ra nhằm gia tăng thêm cơ hội việc làm, thực tập cho sinh viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.