Trường ĐH Bách khoa TPHCM đẩy mạnh các chương trình liên kết quốc tế

GD&TĐ - Trường ĐH Bách khoa TPHCM đặt mục tiêu thực hiện tốt việc quốc tế hóa giáo dục đại học và xuất sắc trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

PGS.TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TPHCM, phát biểu tại sự kiện.
PGS.TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TPHCM, phát biểu tại sự kiện.

Ngày 27/10, Trường ĐH Bách khoa- ĐHQG TPHCM đã tổ chức Họp mặt kỷ niệm 65 năm thành lập trường. Theo đó, nhà trường đã có chiến lược quốc tế hóa giáo dục đại học với các giải pháp đồng bộ.

Phát biểu tại sự kiện, PGS.TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TPHCM, ôn lại những chặng đường phát triển của trường. Theo đó, nhà trường có truyền thống và lịch sử phát triển lâu dài, liên tục từ 1957 và trải qua nhiều thời kỳ. Đến nay, Trường ĐH Bách khoa là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn nhất phía Nam và là trường đại học kỹ thuật quan trọng của cả nước.

Khi mới thành lập, trường chỉ đào tạo cán bộ kỹ thuật (hệ cán sự - 2 năm, hệ kỹ sư - 4 năm) với đội ngũ cán bộ giảng viên rất khiêm tốn và cơ sở vật chất còn hạn chế. Hiện nay, nhà trường đã trở thành trường đào tạo đa ngành, có đội ngũ cán bộ giảng viên hùng hậu, có chức danh và học vị (gồm 1.107 viên chức, người lao động; trong đó có 11 Giáo sư, 126 Phó giáo sư, 273 Tiến sĩ, 225 Thạc sĩ), với 2 cơ sở đào tạo và 1 KTX khang trang, hiện đại.

Trường hiện có gần 27.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh với 12 khoa, trung tâm đào tạo; 35 ngành đại học; 71 ngành sau đại học và nhiều chương trình liên kết quốc tế.

Nhà trường tặng hoa tri ân các thế hệ lãnh đạo trường.

Nhà trường tặng hoa tri ân các thế hệ lãnh đạo trường.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2017-2022, bối cảnh và quốc tế có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong thời đại số đã tạo nhiều cơ hội cho thầy trò Trường ĐH Bách khoa phát huy tư duy kỹ thuật, năng lực đổi mới sáng tạo trong nhiều lĩnh vực.

Tuy gặp không ít khó khăn do tình hình thế giới có nhiều biến động về chiến tranh, thiên tai, đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, nhưng tập thể thầy cô, viên chức người lao động và học viên, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM luôn nỗ lực hết mình, vượt qua mọi nghịch cảnh, đạt được những thành tích đáng khích lệ

Trong số 6 mảng chiến lược quan trọng, trường đang tập trung nguồn lực con người và cơ sở vật chất, xây dựng cơ chế quản trị hiệu quả để thực hiện tốt hai mảng chiến lược: Quốc tế hóa giáo dục đại học và xuất sắc trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ chuyển giao tri thức.

“Chiến lược quốc tế hóa giáo dục đại học đã được triển khai với các giải pháp đồng bộ như: đẩy mạnh các chương trình liên kết quốc tế; quốc tế hóa tại chỗ từ nhập khẩu chương trình đào tạo nước ngoài thông qua Chương trình tiên tiến; phát triển các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh; thúc đẩy dịch chuyển sinh viên bằng những chương trình trao đổi văn hóa và trao đổi học thuật.

Kết quả thống kê gần đây nhất khẳng định sự đúng đắn và tầm quan trọng của chiến lược này đối với hoạt động của trường. So với giai đoạn trước, số lượng các chương trình tiên tiến tăng 4-5 lần, số lượng giảng viên và sinh viên quốc tế đến học tại trường tăng 4-5 lần, số lượng sinh viên Việt Nam trao đổi văn hóa tăng gấp 10 lần, góp phần củng cố và phát triển thương hiệu của Trường ĐH Bách khoa đối với khu vực và thế giới...” - PGS.TS Mai Thanh Phong nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.