Hội nghị thượng đỉnh G20: Trật tự thế giới mới?

GD&TĐ - Có thể nói, Hội nghị thượng đỉnh G20 là một cuộc “bày quân” của các thế lực trên toàn cầu, mỗi kỳ hội nghị lại mang đến một bức tranh khác biệt về vị thế của những “quân cờ” trên bàn cờ chính trị thế giới. Người quan sát có thể nhận thấy đường đi nước bước của những đối thủ nặng ký. Cuộc họp lần này sẽ là thế cờ của Vladimir Putin và Donald Trump; Donald Trump và Tập Cận Bình; Donald Trump, hay Justin Trudeau và Mexico trong những vấn đề về thỏa thuận NAFTA...

Nét mặt lạnh lùng của ông Trump khi đứng bên Hoàng tử Mohammed bin Salman
Nét mặt lạnh lùng của ông Trump khi đứng bên Hoàng tử Mohammed bin Salman

“Ngoại giao một cửa”

Nhiều nhà quan sát nhận định rằng ông Trump đang biến sự kiện này thành một “cửa hàng ngoại giao một cửa”, với 7 cuộc họp song phương được lên kế hoạch chỉ trong 48 giờ, trong đó có điều chưa từng có trong chương trình nghị sự: Một cuộc gặp giữa ông Trump và bà Theresa May.

Nhiều người bỡn cợt rằng, sẽ rất thú vị để “chẩn đoán” tình thế khi xem xét ngôn ngữ cơ thể của hai vị nguyên thủ quốc gia này khi họ đi cùng nhau. Chỉ trong tuần này, Tổng thống Trump đã công khai chỉ trích thỏa thuận Brexit của bà May và cho rằng thỏa thuận này gây khó khăn cho triển vọng của một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Vương quốc Anh thời kỳ hậu Brexit.

Có lẽ, với bà May, ông Trump đã trở thành một đồng minh “khó lường”, ngay cả trong những thời điểm tốt đẹp. Cũng tương tự với Thủ tướng Đức Angela Merkel, vốn là một người thân thiết với Trump, nhưng thật khó để nhớ lần cuối cùng ông Trump không “chơi khăm” bà ngay trước khi họ gặp nhau tay bắt mặt mừng.

Có thể dự đoán “ngôi sao đột phá” năm nay sẽ là Hoàng tử của Saudi Arabia, Mohammed bin Salman. Khó mà nói trước phản ứng của các nhà lãnh đạo thế giới với vị hoàng tử này. Liệu họ có mỉm cười hay bắt tay nhau không? Liệu họ có môi giới hay ký bất kỳ giao dịch mới nào? Liệu có ai sẽ chỉ trích Bin Salman về vụ sát hại tàn bạo nhà báo Jamal Khashoggi hai tháng trước không? Và nếu không, thì tại sao lại không?

Nóng lạnh bất thường

Nhiều người cũng đặt câu hỏi về “nhiệt độ” khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và ông Tập Cận Bình chạm mặt, nhất là trong tình huống cuộc chiến thương mại giữa hai nước ngày một leo thang.

Đầu tuần, này ông Trump phát biểu với tờ Tuần báo phố Wall rằng, ông sẵn sàng áp đặt thuế nhập khẩu trị giá $ 267 tỷ USD với Trung Quốc và cho thấy, ông hoàn toàn có khả năng tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD thương mại vào năm tới.

Trong nỗ lực đưa ra chút lạc quan, cố vấn kinh tế của ông Trump cho biết, có một “khả năng tốt” cho một thỏa thuận có thể được thực hiện nếu “các điều kiện nhất định” được đáp ứng trên “công bằng và có đi có lại”, bao gồm các vấn đề về sở hữu trí tuệ, công nghệ, vấn đề quyền sở hữu và thuế quan. Tuy nhiên, có vẻ như Bắc Kinh chẳng hề để tâm đến gợi ý này.

Ảnh hưởng của chính sách “nước Mỹ đầu tiên”

Sự xuất hiện của ông Putin trên “sân khấu chính trị” G20 lần này cũng được dư luận quan tâm, đặc biệt là vào thời điểm ngay sau vụ scandal hàng hải giữa tàu Nga và tàu Ukraine ở eo biển Kerch. Tổng thống Mỹ đã hủy bỏ cuộc gặp gỡ của mình với Putin. Điều này có nghĩa là họ sẽ không thảo luận về tất cả các vấn đề quan trọng mà John Bolton đã đề xuất, từ kiểm soát vũ khí đến Trung Đông.

Khi rời khỏi cuộc họp với ông Trump lần trước, Tổng thống Nga Putin đã cười rất tươi. Tuy nhiên, kết thúc Hội nghị G20 lần này, ông Putin không thể chắc chắn rằng liệu Mỹ có can thiệp vào Ukraine như Nga từng can thiệp vào chủ quyền của Kiev trong vùng biển Azov hay không.

Các cuộc họp khác nhau của Tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ tập trung vào chính sách “Nước Mỹ đầu tiên” của ông, đặc biệt là về thương mại. Sự tẩy chay của ông Trump đối với chủ nghĩa đa phương đang ảnh hưởng đến nền chính trị toàn cầu.

Điều này có khả năng làm lệch hướng nhiều cơ hội của Hội nghị Thượng đỉnh. Đó là những gì đã xảy ra tại Hội nghị thượng đỉnh hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và tại Hội nghị G7 vừa qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sắc xanh xe buýt điện VinBus không ngừng nỗ lực “phủ xanh” thành phố (Ảnh: VinBus)

80 tuần Vingroup 'phủ xanh' Việt Nam

GD&TĐ -Quỹ Vì tương lai xanh và các công ty thành viên thuộc hệ sinh thái Vingroup đã triển khai những hành động “phủ xanh” trên khắp dải đất hình chữ S.