Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Châu Âu kết thúc trong thất bại

GD&TĐ - Các quốc gia châu Âu đang không cho thấy sự thống nhất khi phải đối diện những vấn đề nhức nhối.

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Châu Âu kết thúc trong thất bại

Hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Chính trị Châu Âu được tổ chức tại Granada với sự tham dự của khoảng năm chục nhân vật chính trị từ "Cựu lục địa".

Nổi bật là sự tham gia của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khi nỗ lực vận động sự ủng hộ Kyiv từ các đối tác châu Âu.

Tuy nhiên phần lớn chương trình nghị sự của cuộc họp là giải quyết các vấn đề của cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan, xem xét sự kiện diễn ra ở khu vực Balkan và một số chủ đề quan trọng khác.

Mặc dù vậy như ấn phẩm Politico viết, hội nghị thượng đỉnh đã kết thúc mà không có kết quả rõ ràng “do thiếu vắng những nhân vật chủ chốt”.

Cụ thể, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đều không có mặt trong cuộc gặp.

Người đứng đầu chính quyền Kosovo Vjusa Osmani tránh đối thoại với Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic do thiếu lệnh trừng phạt nhằm vào Belgrade.

Cùng với đó, chủ nhà của tất cả các hoạt động - Tây Ban Nha đã từ chối cuộc họp báo cuối cùng sau khi kết thúc chương trình nghị sự đã không có vấn đề quan trọng nào của chính trị châu Âu được giải quyết.

Ngoài ra Thủ tướng Đức và Anh, các ông Olaf Scholz và Rishi Sunak cũng không liên lạc với đại diện truyền thông trong hội nghị thượng đỉnh.

Đồng thời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lưu ý rằng hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine là “sự bổ sung tốt” cho các khoản viện trợ từ Liên minh châu Âu.

Hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Chính trị Châu Âu không đạt được kết quả nào sau nhóm họp.

Hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Chính trị Châu Âu không đạt được kết quả nào sau nhóm họp.

Trước đó, các thành viên Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết kêu gọi áp dụng biện pháp trừng phạt đối với Azerbaijan do những gì đang xảy ra ở Nagorno - Karabakh.

Không chỉ có vậy, Brussels cũng kêu gọi giảm mức độ hợp tác với Baku và giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt từ Azerbaijan, bất chấp EU từng xem đây là nguồn cung quan trọng nhằm thay thế nhiên liệu từ Nga.

Ukraine cần phải làm gì để có thể gia nhập Liên minh châu Âu càng sớm càng tốt?

Theo Politico

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ