Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng (Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP), Dịch vụ và đầu tư, Kinh tế số và kinh tế mạng, Hàng hóa và dịch vụ môi trường, Kết nối toàn diện và bao trùm ở khu vực và tiểu khu vực,
Chuỗi giá trị toàn cầu và kết nối chuỗi cung ứng, Các thực tiễn quy định pháp lý tốt, Công nghiệp hỗ trợ, Đối thoại các ngành công nghiệp, Quyền sở hữu trí tuệ); Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm (Phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội, Cải cách cơ cấu, Phát triển Nguồn nhân lực trong Kỷ nguyên Số, Phụ nữ và kinh tế, Y tế, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo (STI), Đô thị hóa, Người khuyết tật, Ứng phó tình trạng khẩn cấp và quản lý thiên tai, Chống tham nhũng, Chống khủng bố); Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs); Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu (An ninh lương thực và biến đổi khí hậu, Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, Phát triển nông thôn – đô thị bền vững, Thuận lợi hóa thương mại - đầu tư nông nghiệp và thị trường lương thực, Kiểm soát thất thoát và lãng phí lương thực, An toàn thực phẩm); Kết quả hợp tác kinh tế kỹ thuật (ECOTECH) và các lĩnh vực chuyên ngành khác (Năng lượng, Khai khoáng, Lâm nghiệp và động vật hoang dã, Giao thông vận tải, Truyền thông và Thông tin); Hướng tới tương lai.
Trong đó, có 2 nội dung liên quan đến hoạt động đào tạo là Phát triển Nguồn nhân lực trong Kỷ nguyên Số và Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo (STI).
Cụ thể, Tuyên bố chung nêu rõ: Phát triển Nguồn nhân lực trong Kỷ nguyên Số: Chúng tôi ghi nhận tiến bộ trong việc triển khai Chiến lược giáo dục APEC giai đoạn 2016 – 2030, và hoan nghênh Kế hoạch hành động của Chiến lược này để hướng dẫn công tác thực thi, giúp thúc đẩy cạnh tranh, sáng tạo và tạo việc làm cho người lao động trong khu vực APEC.
Chúng tôi khuyến khích tăng cường hợp tác giáo dục xuyên biên giới, bao gồm cả giáo dục bậc cao, cũng như đào tạo và giáo dục nghề kỹ thuật (TVET). Chúng tôi hoan nghênh kết quả Đối thoại Chính sách Cao cấp về Phát triển Nguồn nhân lực trong Kỷ nguyên Số, trong đó tập trung vào tăng cường nguồn nhân lực chất lượng và giáo dục, các kỹ năng cần thiết trong thời đại công nghệ số, việc làm bền vững, mạng lưới an sinh xã hội và nâng cao năng lực, đặc biệt cho thanh niên, phụ nữ, người khuyết tật và các nhóm dễ bị tổn thương khác.
Chúng tôi thông qua Khuôn khổ APEC về Phát triển Nguồn Nhân lực trong Kỷ nguyên Số và nhất trí trình Khuôn khổ lên các nhà Lãnh đạo APEC xem xét thông qua.
Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo (STI): Chúng tôi khuyến khích tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp chính sách trong lĩnh vực STI giữa các nền kinh tế thành viên, cũng như tăng cường tương tác với các bên liên quan như khu vực tư nhân, công nghiệp, giới khoa học và học giả nhằm thúc đẩy phát triển sáng tạo và bao trùm.
Chúng tôi tuyên dương Giải thưởng khoa học về đổi mới, nghiên cứu và giáo dục (ASPIRE) năm 2017 với chủ đề “Các công nghệ vật liệu mới”, Tuyên bố chính sách của Nhóm cơ chế đối tác chính sách khoa học công nghệ và đổi mới APEC (PPSTI) về truyền thông STI và Tuyên bố Jiading của PPSTI về internet phương tiện.
Chúng tôi ghi nhận rằng STI có vai trò quan trọng trong việc củng cố tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, và việc lợi ích toàn diện của đổi mới sáng tạo chỉ có thể đạt được bằng cách thúc đẩy môi trường thuận lợi cho nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo dựa vào thị trường, nâng cao năng lực về STI, sự tham gia của khu vực công vào STI và hợp tác về STI giữa các nền kinh tế APEC.
Toàn văn Tuyên bố chung Hội nghị Liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế APEC 2017 (file đính kèm)