Đầu tư mạnh vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo để các nền kinh tế thích ứng với môi trường kinh tế mới

GD&TĐ - "Các doanh nghiệp tăng cường hợp tác, hỗ trợ các nền kinh tế các thành viên. Đầu tư mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực giáo dục đào tạo để các nền kinh tế, người lao động thích ứng tốt hơn với môi trường kinh tế mới. Với đóng góp của doanh nghiệp, chúng ta có thể xây dựng được một khu vực phát triển toàn diện và bao trùm", Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh tại Hội nghị Thượng đỉnh lãnh đạo doanh nghiệp.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục đồng hành, chung sức tạo động lực mới cho tăng trưởng và liên kết khu vực để tương lai thế giới trong thế kỷ.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục đồng hành, chung sức tạo động lực mới cho tăng trưởng và liên kết khu vực để tương lai thế giới trong thế kỷ.

Chiều 8/11, trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Hội nghị Thượng đỉnh lãnh đạo doanh nghiệp APEC (CEO Summit) chính thức diễn ra. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến dự và phát biểu khai mạc.

Tham dự Hội nghị có sự tham dự của gần 2.000 CEO của các doanh nghiệp hàng đầu khu vực, quốc tế và 800 doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến dự và phát biểu khai mạc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến dự và phát biểu khai mạc.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: Sự thành công của APEC có sự đóng góp rất quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Nhờ sự đóng góp mang tính quyết định của cộng đồng doanh nghiệp nên Châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành đầu tàu tăng trưởng năng động, là trung tâm khoa học công nghệ, thương mại... đóng góp 60% GDP toàn cầu.

Chủ tịch nước bày tỏ: Chúng ta đang sống trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng với các chuyển biến mang tính bước ngoặt. Hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo song chúng ta cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức gay gắt. Gần 10 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, sự phục hồi kinh tế tới nay vững chắc hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn trong trung hạn và dài hạn. Trong bức tranh tổng quan đó, với tiềm lực và tiềm năng to lớn về kinh tế, văn hóa, lịch sử, tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên con người, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đứng trước triển vọng tươi sáng.

Đây cũng là khu vực có hơn một nửa đứng trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, dự báo sẽ chiếm gần 70% GDP toàn cầu trong năm 2050 và thế kỷ 21 là thế kỷ Châu Á-Thái Bình Dương.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: Với Việt Nam, trong gần một năm triển khai APEC 2017, đất nước đã cùng với các nền kinh tế thành viên xây dựng, triển khai nhiều nội dung hợp tác thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.

Để APEC là diễn đàn kinh tế hàng đầu, chúng tôi mong muốn cộng đồng doanh nghiệp Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục đóng vai trò quan trọng cùng Chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách.

Chủ tịch nước đã có cuộc gặp gỡ trao đổi với các doanh nghiệp.
Chủ tịch nước đã có cuộc gặp gỡ trao đổi với các doanh nghiệp.

Thứ nhất, ưu tiên duy trì đà phát triển liên kết toàn cầu, phát huy vai trò tiên phong trong tự do hóa thương mại và đầu tư; đẩy mạnh hợp tác công tư trong tăng cường kết nối toàn diện và bao trùm, kết nối các chuỗi cung ứng thương mại và đầu tư thế hệ mới.

Thứ hai, APEC cần đẩy mạnh nỗ lực, bảo đảm tính bao trùm phát triển. Cần biến “câu chuyện thần kỳ kinh tế” thành “câu chuyện thần kỳ về phát triển bao trùm” của khu vực, đi đầu thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cùng các đại biểu dự Hội nghị đi tham quan một số địa điểm trên địa bàn.Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cùng các đại biểu dự Hội nghị đi tham quan một số địa điểm trên địa bàn.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cùng các đại biểu dự Hội nghị đi tham quan một số địa điểm trên địa bàn.Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cùng các đại biểu dự Hội nghị đi tham quan một số địa điểm trên địa bàn.

Thứ ba, để hướng tới tương lai chung tốt đẹp hơn, các thành viên cần tích cực tham gia đóng góp vào tiến trình xây dựng và hiện thực hóa tầm nhìn APEC trong năm 2020 về xây dựng một châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng.

“Trải qua gần 30 năm đổi mới và gần 20 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Từ nước kém phát triển, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, là một mắt xích quan trọng của 16 hiệp định thương mại tự do.

Là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn, tương lai của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ngày càng gắn kết chặt chẽ với Châu Á-Thái Bình Dương. Nhiều nền kinh tế thành viên APEC đang và sẽ tiếp tục là những nhà đầu tư lớn nhất và là những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam”, Chủ tịch nước chia sẻ

Chủ tịch nước cho biết: Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới đồng bộ và toàn diện, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược. Đó là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; phát triển nguồn nhân lực và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ, kinh tế biển, du lịch.

Đồng thời chú trọng hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật bảo vệ môi trường, đẩy mạnh kinh doanh…; tăng cường trách nhiệm thực thi và đề cao thượng tôn pháp luật. Nhà nước, nhân dân Việt Nam hết sức trân trọng sự ủng hộ, hợp tác và đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp APEC trong chặng đường hơn 30 năm đổi mới.

Chúng tôi mong muốn các bạn tiếp tục đồng hành, chung sức tạo động lực mới cho tăng trưởng và liên kết khu vực để tương lai thế giới trong thế kỷ tới thực sự được khởi nguồn từ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mỹ cần chặng đường dài để tạo nguồn nguyên liệu cho nhà máy hạt nhân, thoát phụ thuộc uranium Nga.

Mỹ bắt đầu thoát uranium Nga

GD&TĐ - Mỹ còn một chặng đường dài để thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn cung cấp uranium Nga, tiến tới đảm bảo an ninh năng lượng Mỹ.