“Hội chứng thần đồng” nước Nga: Niềm tự hào trong bi thảm

“Hội chứng thần đồng” nước Nga: Niềm tự hào trong bi thảm

Pavel Konoplev, Nika Turbina, Nadya Rusheva, Andrey Khlopin, Evgeny Kissin - những tài năng nhỏ tuổi người Nga từng làm cho cả thế giới quan tâm, và mức IQ đôi khi vượt quá mức trung bình của người lớn. Nhưng điều gì đã xảy ra với những thần đồng này khi họ lớn lên? 

Thật không may, số phận của nhiều thần đồng khá bi thảm, đặc biệt là khi báo chí thể hiện sự quan tâm quá mức đến những nhân vật như vậy. Nhiều người không chịu nổi danh tiếng, không đối phó được với gánh nặng trách nhiệm và những kỳ vọng quá mức của xã hội. Số người thành công trong cuộc sống không nhiều.

“Hội chứng thần đồng” là cách các nhà tâm lý học đặt tên cho hội chứng tâm lý đặc trưng, được thể hiện bởi niềm tự hào trong khổ sở của những thần đồng khi mong muốn thể hiện những khả năng của mình để liên tục khẳng định bản thân.

Pasha Konoplev

Trong những năm 1980, báo chí thường viết về Pasha Konoplev. Ở tuổi lên 3, cậu bé đã học cách đọc và tính nhẩm trong đầu các phép tính phức tạp, đến 5 tuổi, Pasha đã tự học đàn piano, lúc 8 tuổi giải được các bài tập vật lý phức tạp. Ở tuổi 15, cậu thiếu niên đã là sinh viên một trường đại học ở Matxcơva, năm 18 tuổi là một nghiên cứu sinh.

Thật không may, tâm lý của chàng trai trẻ không thể chịu đựng được tình trạng quá tải - cậu phải vào bệnh viện tâm thần và chưa bao giờ rời khỏi đó. Pasha Konoplev đã qua đời vì huyết khối phổi khi mới 29 tuổi.

Nika Turbina

“Hội chứng thần đồng” nước Nga: Niềm tự hào trong bi thảm ảnh 1

Theo thống kê, những người có năng khiếu có tuổi thọ ít hơn 10 - 15 năm. Thiên tài thường được đi kèm với các bệnh như chứng tự kỷ, tâm thần phân liệt, rối loạn thần kinh và mất ngủ. Có nhiều vụ tự tử trong số các chuyên viên máy tính hơn so với thanh thiếu niên bình thường. Các thần đồng trẻ thường không thể thích ứng với xã hội xung quanh mình. Xác thực điều này là số phận bi thảm của Nika Turbina.

Năm 4 tuổi, Nika đã viết những bài thơ chững chạc, ở tuổi lên 9 cô bé đã phát hành tuyển tập thơ “Bản thảo” đầu tiên và được dịch ra 12 thứ tiếng, với 30.000 bản. Cô được biết đến không chỉ ở Liên Xô, mà trên toàn thế giới. Nhưng Nika khi trưởng thành lại không tìm thấy vị trí của mình trong xã hội và ở tuổi 27 cô đã nhảy ra khỏi cửa sổ.

Nadia Rusheva

“Hội chứng thần đồng” nước Nga: Niềm tự hào trong bi thảm ảnh 2

Nadia Rusheva bắt đầu vẽ lúc 5 tuổi. Cô vẽ minh họa câu chuyện cổ tích của trẻ em, tác phẩm văn học cổ điển, cô bé còn nghĩ ra các bản ballet. Tổng cộng, cô đã để lại hơn 10 nghìn bức vẽ.

Triển lãm cá nhân đầu tiên diễn ra khi Nadia 12 tuổi. Trong 5 năm sau đó, cô đã có 15 buổi triển lãm tranh khác. Ở tuổi 17, cuộc sống của cô đột nhiên bị ngắt do xuất huyết não - hóa ra Nadia có khuyết tật bẩm sinh trong mạch máu não.

Andrey Khlopin

“Hội chứng thần đồng” nước Nga: Niềm tự hào trong bi thảm ảnh 3

Thật không may, việc một thần đồng có được thành công trong cuộc sống khi đã trưởng thành không nhiều. Nhưng cũng có những trường hợp như vậy. Chỉ có 10% các thần đồng có thể phát triển một tài năng phụ khi đã lớn.

Đó là Andrey Khlopin. Vào năm 2007 cậu được ghi danh trong Sách Kỷ lục Guinness, là tác giả trẻ nhất trong ba giả thuyết khoa học - “Giả thuyết thứ ba về nguồn gốc của vành đai tiểu hành tinh”, “Phaeton có người ở”, “Thiên thạch Tungus - tảng băng không gian”. Vào thời điểm đó, cậu bé chỉ mới 10 tuổi.

Hiện nay, Andrey nói về nghiên cứu của mình trong thiên văn học chỉ như là sở thích của thời thơ ấu. Ở trường trung học, cậu đã bắt đầu tập đấm bốc và quan tâm đến lịch sử và pháp luật và hiện theo học luật. “Cuốn sách Guinness giúp tôi thực sự điều chỉnh cuộc sống cá nhân của mình”, Andrey nói.

Evgeny Kisin

“Hội chứng thần đồng” nước Nga: Niềm tự hào trong bi thảm ảnh 4

Evgeny Kisin trở nên nổi tiếng lúc 10 tuổi, biểu diễn cùng dàn nhạc với bản nhạc thứ 20 của Mozart. Một năm sau, cậu bé đã trình diễn buổi solo đầu tiên. Năm 1985, Kisin lần đầu tiên đi biểu diễn các buổi hòa nhạc ở nước ngoài. Hiện giờ, giờ nhạc công này đã 46 tuổi, sống ở Praha và tổ chức các buổi hòa nhạc chuyên sâu ở châu Âu, châu Á và châu Mỹ và luôn có đông khán giả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.