Học viện Chính sách và Phát triển nhận hồ sơ xét tuyển kết hợp từ 18,0 điểm

GD&TĐ - Hội đồng tuyển sinh Học viện Chính sách và Phát triển chính thức công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển kết hợp hệ đại học chính quy, với thí sinh có tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2019 của môn Toán và 2 môn bất kỳ đạt từ 18,0 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).

Ảnh minh họa/nguồn internet
Ảnh minh họa/nguồn internet

Ngoài đối tượng nêu trên, các thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày xét tuyển) đạt IELTS 4.5 trở lên (hoặc tương đương) và có tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2019 của môn Toán và 1 môn bất kỳ (trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 12,0 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên) cũng được ưu tiên xét tuyển ngay trong đợt này.

Năm 2019, Học viện Chính sách và Phát triển mở 2 ngành học mới là Luật Kinh tế và ngành Kinh tế phát triển.

Học viện tuyển sinh 4 chương trình đào tạo chất lượng cao: Kinh tế đối ngoại; Tài chính; Đầu tư và Quản trị kinh doanh. Gồm 2 phương thức xét tuyển:

Tuyển thẳng: Các thí sinh đã trúng tuyển vào Học viện có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày xét tuyển) đạt IELTS 5.0 trở lên (hoặc tương đương) hoặc đạt điểm thi THPT năm 2019 môn Tiếng Anh theo quy định của Học viện; Xét tuyển: Các thí sinh đã trúng tuyển vào Học viện theo quy định của Học viện.

Thời gian nhận hồ sơ: Từ 08 giờ 00 ngày 15/7/2019 đến 17 giờ 00 ngày 21/7/2019 (Bao gồm cả ngày Thứ 7 & Chủ nhật).

Đối với thí sinh xét tuyển theo tổ hợp, Học viện Chính sách và Phát triển thông báo mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo tổ hợp từ 17,0 điểm. Với 7 mã ngành Kinh tế; Kinh tế phát triển; Ngành Kinh tế quốc tế ; Quản lý Nhà nước; Quản trị kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng; Luật Kinh tế, nhà trường sẽ xét theo chỉ tiêu từ cao xuống thấp. Thời gian nhận hồ sơ theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Chương trình Chất lượng cao của Viện Đào tạo Quốc tế (thuộc Học viện Chính sách và Phát triển) năm 2019 tuyển sinh 150 chỉ tiêu thuộc 4 chuyên ngành: Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại (Ngành Kinh tế quốc tế): 60 chỉ tiêu;  Chuyên ngành Tài chính (Ngành Tài chính – Ngân hàng): 30 chỉ tiêu; Chuyên ngành Đầu tư (Ngành Tài chính – Ngân hàng): 30 chỉ tiêu; Chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Ngành Quản trị kinh doanh): 30 chỉ tiêu

Phương thức xét tuyển: Sinh viên sau khi trúng tuyển vào bất kỳ ngành nào của Học viện đều có quyền đăng ký xét tuyển để theo học chương trình Chất lượng cao. Sinh viên chương trình Chất lượng cao có cơ hội du học theo hình thức 2+2 với Đại học Purdue (Hoa Kỳ) hoặc 3+1 với Đại học Middlesex (VQ Anh) và nhận bằng của trường Đại học đối tác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ