Học và chơi cùng công nghệ

Học và chơi cùng công nghệ

(GD&TĐ) - Chuyện học hành của các teen ngày càng thuận tiện hơn khi có sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị công nghệ số. Nhờ công nghệ hiện đại mà các teen có thể thoải mái học hành, tìm tài liệu… đồng thơi tha hồ giải trí, kết nối bạn bè... mọi lúc mọi nơi.

Điểm danh thiết bị Hi-Tech

Khoa học công nghệ không ngừng phát triển, luôn hướng đến tính thân thiện, tiện nghi và cho ta những ứng dụng tuyệt vời từ vui chơi, giải trí cho đến làm việc. Thời gian gần đây, các teen đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến vào học đường. Các sản phẩm với những tính năng như quay phim, chụp ảnh, ghi âm, nghe nhạc, chơi video… được tích hợp ngày càng nhỏ gọn và tiện lợi được các teen tận dụng hết “công suất” cho việc học và giải trí.

Điện thoại di động, máy nghe nhạc MP4, laptop, máy ảnh,… là những thứ phổ biến sử dụng trong giới teen, được xem như những người bạn đồng hành.

Tham khảo một thiết bị công nghệ mới
Tham khảo một thiết bị công nghệ mới

Hồng Minh, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM cho biết: “Trong những ngày đi học nhóm hay học thêm, thay vì xách một cái túi to tướng với nhiều tập, nhiều vở và nhiều bút, viết khiến chiếc cặp trở nên quá nặng nề, chỉ cần một chiếc laptop, chiếc USB là có thể dễ dàng học hành, trao đổi tài liệu cùng thầy cô và bạn bè”. Hiện nay một số trường quốc tế tại TP.HCM có áp dụng hình thức cho học sinh sử dụng các loại thiết bị công nghệ như laptop, máy ghi âm hoặc điện thoại có tính năng phù hợp cho việc học hành.

Vài năm gần đây sự hiện diện của kim từ điển, máy nghe nhạc, ipod… đã trở nên quen thuộc với mỗi teen. Kim tự điển hỗ trợ rất nhiều trong việc học ngoại ngữ. Với chiếc MP4 xinh xinh, ngoài việc dùng để nghe nhạc còn có thể xem cả video clip, chơi game, thu âm, và tra từ điển, thậm chí cả chụp ảnh nữa. Tuỳ từng loại máy mà giá thành của MP4 có sự thay đổi từ khoảng 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng. Vận dụng sự tiện ích của máy nghe nhạc, nhiều teen học tiếng Anh, Ngữ văn đã thu âm lại lời thầy cô giảng, lúc cần là bật lên nghe lại. Bạn nên thử cách này xem sao, hiệu quả lắm đấy! Còn chiếc USB nhỏ gọn với dung lượng từ 128MB đến 2GB hoặc hơn từ lâu đã trở thành một vật dụng vô cùng hữu ích với teen. USB có thể thoải mái chia sẻ dễ dàng các chương trình tiện ích, file, văn bản, trò chơi cho máy tính của mình và bạn bè. Đặc biệt, với teen thường xuyên phải thảo luận nhóm, thuyết trình ở các môn học thì chiếc USB sẽ thật sự cần thiết cho các buổi thuyết trình.

Hiện nay máy tính bảng iPad được xem như “mốt” thời thượng của teen. Ở TP. HCM nhiều teen có điều kiện đã trang bị cho mình chiếc iPad vừa phục vụ cho học hành vừa vui chơi giải trí thỏa thích. Với tính năng nhỏ gọn được các teen “mê” nhất là iPad có thể bỏ túi và theo teen đi học, đi chơi, dạo phố hay bất cứ đâu. Nhiều teen có kinh nghiệm trong lĩnh vực chơi đồ Hi- tech chia sẻ: nếu muốn sắm được một món đồ tốt, bạn nên chú ý đến dung lượng, các chức năng, tốc độ hoạt động và chuẩn giao tiếp của máy (tốc độ phù hợp nhất hiện nay là giao tiếp USB 2.0). Lựa chọn kỹ trước khi mua, nên sử dụng sản phẩm của các hãng có uy tín và có bảo hành.

“Cánh tay” nối dài của teen

Có thể nói rằng mùa thi là thời điểm các teen bận rộn nhất, vừa học bài vừa làm bài tập, vừa lo chuẩn bị cho thi cử nên hầu như teen nào cũng bị “đuối”. Nhờ vào thiết bị công nghệ teen cũng đỡ phần nào nỗi vất vả từ việc nhỏ như báo thức, sắp lịch học, nhắc nhở công việc… cho đến việc tìm tài liệu, chia sẻ tài liệu, thực hành bài tập,… 

Làm duyên bên công nghệ
Làm duyên bên công nghệ

Máy tính bảng iPad là thiết bị hi - tech “hot” nhất hiện nay và như một người bạn dễ mến với teen vì có thể đọc sách e-book, xem ảnh kỹ thuật số, dò bản đồ với A-GPS, check mail, chơi game… Sau giờ học mệt mỏi, các teen nữ có thể lướt web vào các trang thời trang để chọn style cho mình. Các teen nam lại mê mẩn với các trò game sống động của iPad như Real Racing HD, I ron Man, Real soccer...

Một số teen thường xuyên sử dụng laptop, điện thoại… là phương tiện tìm tài liệu và tìm các câu hỏi, bài tập từ trên mạng với nguồn rất phong phú. Nếu không có cách giải bài tập hay bị “bí” thì post lên các diễn đàn nhờ cộng đồng mạng cùng tham gia giải đáp. “Vừa post bài tập ‘hóc búa’ lên diễn đàn thì hơn chục phút sau đã có người comment lại bài giải, có nhiều cách giải rất hay từ các bạn nên mình học hỏi được nhiều”, Ngọc Linh, HS trường THPT Lê Quý Đôn, Q3, TP.HCM cho biết. 

Một số teen còn bật mí nho nhỏ về cách học tập khá hiệu quả là khi thầy cô giảng bài đoạn nào cần chú ý sẽ ghi âm lại, về nhà sẽ mở lại nghe để hiểu kỹ hơn, dùng cách này học bài rất mau thuộc. Không tốn chi phí nhiều, chỉ cần có chiếc “dế” có tính năng ghi âm là đủ. Tuy nhiên cũng không được lạm dụng cách này vì nghe không vẫn chưa đủ, nhiều môn học cần phải viết và tận dụng tư duy. Nhiều teen cho biết là ở một số trường phổ thông không khuyến khích HS sử dụng điện thoại trong lớp học. Nếu cố ý sử dụng điện thoại ghi âm coi chừng bị tịch thu và phụ huynh phải vào trường để “bảo lãnh” máy điện thoại ra, hic!”.

Máy tính bảng iPad  đang là hàng “hot”
Máy tính bảng iPad đang là hàng “hot”

Khi công nghệ bị lạm dụng

Trước nhiều ứng dụng hiện đại, hiệu quả của nó, một số teen lạm dụng công nghệ quá mức, biến công nghệ thành công cụ để các teen “làm chuyện ác” như bắn kết quả bài giải cho nhau trong giờ kiểm tra, sử dụng thiết bị công nghệ làm phao thi, chứa tài liệu,… và đôi khi chính các teen bị tai nạn nghề nghiệp phải “dở khóc dở cười” vì thiết bị hi - tech dở chứng.

Với chiếc điện thoại cảm ứng hay điện thoại có màn hình rộng có chức năng chụp ảnh, một số teen dùng điện thoại làm phao trong các kỳ kiểm tra tại lớp. Rất tinh vi bằng cách chụp lại bài học, xong rồi để điện thoại vào hộp đựng bút, thế là vô tư xem. Một số teen còn chụp ảnh nén vào máy MP4, tới kiểm tra chỉ cần ấn nút là xong. Ngoài ra còn có móc khóa hi - tech được rao bán trên thị trường, tuy là móc khoá nhưng thiết bị chỉ bé bằng ba ngón tay này còn có chức năng lưu ảnh. Thanh Sơn, HS lớp 10, bật mí: “Sử dụng phao loại này hơi mất thời gian, trước tiên phải dùng máy ảnh chụp hình bài học, save vào máy tính, sau đó mới chép lại vào móc khoá. Cách này cực nhưng an toàn vì có thể mặc nhiên để trên bàn mà không sợ bị lộ”.

“Đi đêm có ngày gặp ma”, đã có nhiều teen sử dụng thiết bị hi-tech làm phao thi bị thầy cô phát hiện, thế là bài kiểm tra nhận điểm “trứng vịt”. Nhiều teen ỷ lại vì có sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ cao không thèm học bài, vào kiểm tra bổng dưng thiết bị dở chứng, thế là ngồi “cắn bút”. Mỹ Ngọc, HS lớp 9, cho biết: “Bị một lần nhớ mãi, hôm đó làm bài kiểm tra trắc nghiệm môn Sinh, nhỏ bạn gửi kết quả qua tin nhắn để mình làm, ai ngờ điện thoại chưa tắt chuông, nhận tin xong bỗng dưng điện thoại réo lên ầm ĩ, thế là bị thầy phát hiện, một phen bị quê độ!”. Còn trường hợp của Đình Duy, HS lớp 11, xài móc khoá hi-tech vài lần trót lọt, đến hôm kiểm tra môn Lý đem ra xài tiếp, mở máy một lúc thì ảnh chạy lung tung, thỉnh thoảng hình bị treo khiến Duy phải nộp giấy trắng vì không biết làm gì. “Thằng bạn của mình còn đau khổ hơn, giờ kiểm tra 1 tiết trong lúc loay hoay đã làm rơi máy MP4 xuống đất, bể mất màn hình, hư luôn. Vừa bị phát hiện vừa hư của, đau gì đâu !”, Duy nói. 

PV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.