Cùng với đó, nó cũng nêu lên sự cần thiết để mở rộng ảnh hưởng của Nga lên Bắc Cực trong khi tăng cường xây dựng quan hệ với các quốc gia phi phương Tây như Trung Quốc và Brazil.
Học thuyết quân sự mới của Nga nói rằng: “Có nhiều xung đột khu vực vẫn chưa được giải quyết. Các cấu trúc hiện có của hệ thống an ninh quốc tế không cung cấp một mức độ bình đẳng của cho tất cả các quốc gia”.
Để chống lại cảm nhận mức độ bất bình đẳng này, học thuyết mới của Nga cho phép Moscow và các nước đồng minh cùng nhau thiết lập các hệ thống phòng thủ tên lửa. Việc này có khả năng nhằm vào kế hoạch phát triển một lá chắn tên lửa ở Ba Lan của Mỹ trước đây.
Trong tham chiếu với hệ thống lá chắn tên lửa, Defense News đã dịch một phần của học thuyết mới của Nga, trong đó coi NATO đang “phá hoại sự ổn định toàn cầu và vi phạm cán cân quyền lực trong lực vực tên lửa hạt nhân”.
Vùng Bắc Cực với đòi hỏi chủ quyền của các nước liên quan.
Ngoài việc tập trung vào việc chống lại NATO, học thuyết mới của Nga cũng kêu gọi mở rộng sự hiện diện quân sự ở Bắc Cực. Moscow đã tiến hành một chuỗi xây dựng dọc theo Bắc Băng Dương gồm 10 trạm tìm kiếm cứu hộ và 16 cảng nước sâu.
Ngoài ra, Moscow cũng đang huấn luyện một đội biệt kích cho chiến tranh ở Bắc Cực với Lữ đoàn Bắc Cực thứ 2 dự kiến sẽ đi vào phục vụ năm 2017. Bên cạnh đó, Nga cũng xây dựng thêm 13 sân bay và 10 trạm radar phòng không.
Việc xây dựng này sẽ “cho phép sử dụng các máy bay ném bom lớn hơn và hiện đại hơn” theo Mark Galeotti, một giáo sư tại Đại học New York chuyên về các vấn đề toàn cầu và nghiên cứu Nga.
Ông Galeotic cũng nói: “Đến năm 2025, vùng biển Bắc Cực sẽ được tuần tra bởi một phi đội máy bay ném bom tàng hình PAK DA thế hệ tiếp theo”.
Điểm thứ ba trong học thuyết quân sự mới của Nga là tăng cường quan hệ gần gũi hơn với các nước thuộc nhóm BRICS gồm Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Nam Phi. Mối quan hệ Nga - Ấn Độ là tiêu biểu cho mối quan hệ mà Moscow muốn xây dựng với các nước khác trong nhóm BRICS.
Mối quan hệ quân sự của Nga với BRICS hiện khác xa mối quan hệ của Nga với Ấn Độ. Tuy nhiên biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây vào nga đã mở đường cho mối quan hệ gần gũi hơn giữa Moscow và Bắc Kinh.