Học thuyết mới của Belarus bao gồm việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật

GD&TĐ - Belarus sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong trường hợp cần thiết, hãng tin AP cho biết.

Học thuyết mới của Belarus bao gồm việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật

"Chúng tôi truyền đạt rõ ràng quan điểm của Belarus về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật đặt trên lãnh thổ của chúng tôi. Một chương mới đã xuất hiện, nơi Minsk xác định rõ ràng nghĩa vụ của mình với các đồng minh”, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus - ông Viktor Khrenin cho biết.

Học thuyết này phải được đệ trình lên Hội đồng nhân dân toàn Belarus - một cơ quan đại diện hoạt động song song với Quốc hội Belarus.

Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Belarus - ông Oleksandr Volfovich tuyên bố rằng việc Nga triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus là nhằm ngăn chặn nguy cơ từ Ba Lan - một thành viên của NATO.

Ông Volfovich nói: “Thật không may, những tuyên bố của các nước láng giềng, đặc biệt là Ba Lan đã buộc chúng tôi phải củng cố học thuyết quân sự của mình”.

Vào cuối tháng 8/2023 có thông tin cho rằng Belarus đã nhận được đầu đạn hạt nhân từ Nga. Thông tin này đã được người đứng đầu Tổng cục Tình báo Ukraine - ông Kyrylo Budanov xác nhận.

Tuy nhiên ông Budanov cho biết: "Cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi tình hình thông báo, dựa trên kết quả huấn luyện với thiết bị mô phỏng hạt nhân cho hệ thống tên lửa Iskander, có thể nhận thấy rằng Minsk hoàn toàn không chuẩn bị cho việc sử dụng vũ khí như vậy".

Đồng thời, phía Belarus đã thể hiện kết quả cao nhất có thể đối với hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U cũ hơn nhiều.

Hiện chưa rõ Lực lượng vũ trang Belarus sẽ sử dụng đầu đạn hạt nhân của Nga theo cơ chế nào, nhưng việc chuyển giao toàn quyền kiểm soát chúng cho Minsk là khó xảy ra.

Belarus khó lòng được Nga giao quyền kiểm soát các đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Belarus khó lòng được Nga giao quyền kiểm soát các đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Trước đó xuất hiện nhiều thông tin cho biết Belarus đang xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự và tiến hành huấn luyện gần biên giới Ukraine.

Ví dụ, vào ngày 8 tháng 1 năm 2024, có báo cáo cho rằng Bộ Quốc phòng Belarus đang xây dựng một cơ sở quân sự mới ở vùng Gomel, cách biên giới Ukraine 40 km.

Báo cáo cho hay, việc xây dựng ​​bắt đầu vào năm 2023 và dự kiến hoàn thành trong năm 2027, nhưng giai đoạn đầu tiên sẽ được bàn giao sớm nhất là vào tháng 3 năm 2024.

Nhiều khả năng thị trấn quân sự mới, ban đầu sẽ là nơi đóng quân của một đơn vị đồn trú, có nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia. Belarus cũng sẽ xây dựng một địa điểm huấn luyện quân sự mới ở khu vực Gomel.

Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M có thể sẽ là phương tiện mang đầu đạn hạt nhân.

Theo AP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ