Học tại Việt Nam, cơ hội làm việc môi trường Quốc tế

GD&TĐ - Kể từ năm 2017, kế toán là 1 trong 8 lĩnh vực, ngành nghề được di chuyển hoạt động tự do trong cộng đồng ASEAN, tạo ra điều kiện làm việc rộng mở trong môi trường quốc tế.  

Trường Đại học Thành Đô - Địa chỉ uy tín đào tạo ngành Kế toán
Trường Đại học Thành Đô - Địa chỉ uy tín đào tạo ngành Kế toán

Cơ hội làm việc rộng mở, thu nhập cao

Cô Nguyễn Thị Dung, giảng viên Trường ĐH Thành Đô - cho biết: Ngành kế toán, kiểm toán đóng vai trò quan trọng, không những là công cụ quản lý kinh tế mà còn là dịch vụ quan trọng cho sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp.

Chiến lược kế toán, kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 đã chỉ rõ: Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, tăng nhanh số lượng doanh nghiệp dịch vụ kế toán - kiểm toán và số lượng kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề; mở rộng thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán trong và ngoài nước.

Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Luật Kế toán quy định tất cả các đơn vị thuộc tất cả các lĩnh vực trong nền kinh thế quốc dân đều phải tiến hành công việc kế toán. Vì vậy, thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Trước những thay đổi liên tục xu hướng các ngành nghề khác nhau thì kế toán vẫn là ngành học mang tính ổn định cao, thu hút được nhiều bạn trẻ chọn học và gắn bó.

Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhận các vị trí như: Chuyên viên phụ trách kế toán (kế toán viên, kế toán thuế, kế toán tổng hợp, kế toán nội bộ, kế toán quản trị, kế toán ngân hàng...); trợ lý kiểm toán viên, kiểm toán viên, cán bộ giao dịch ngân hàng, cán bộ thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính; nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ; kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, quản lý tài chính; cán bộ nghiên cứu, giảng viên, thanh tra kinh tế…

Với các công việc trên, sinh viên ngành Kế toán có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh; các đơn vị công như các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện; các cơ quan quản lý nhà nước (UBND xã, phường, quận/huyện); bộ phận thuế, kế toán, tài chính, thống kê, kế hoạch đầu tư thuộc các ban ngành; các trường ĐH, CĐ, trung tâm đào tạo kế toán.

Đào tạo gắn kết thực tiễn

Sinh viên ngành Kế toán ra trường có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc
Sinh viên ngành Kế toán ra trường có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc
 

Chia sẻ về đào tạo kế toán tại Trường ĐH Thành Đô, Cô Nguyễn Thị Dung cho biết, ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được đào tạo về kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng mềm, đặc biệt là tiếng Anh. Trường chú trọng áp dụng mô hình đào tạo gắn kết thực tiễn.

Sinh viên học tại trường được trang bị kiến thức chuyên sâu về khung pháp lý của kế toán kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế, các chế độ kế toán hiện hành áp dụng tại Việt Nam.

"Đây chính là nền tảng để sinh viên sau khi ra trường thực hiện công việc tại các đơn vị. Bên cạnh đó, trong các môn học chuyên môn Kế toán tại Trường ĐH Thành Đô đều được lồng ghép phần thực hành sinh động ở các mô hình doanh nghiệp khác nhau giúp sinh viên không bị bỡ ngỡ và dễ dàng tiếp cận với công việc thực tế sau khi ra trường.

Ngoài ra, sinh viên có cơ hội tiếp cận với môi trường thực tế thông qua những buổi kiến tập và thực tập tại các công ty, doanh nghiệp, những chia sẻ từ các doanh nhân, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính - kế toán" - Cô Nguyễn Thị Dung cho hay.

Hàng tháng nước ta có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập. Mục tiêu đến năm 2020, cả nước có 1 triệu doanh nghiệp mà trung bình mỗi doanh nghiệp cần 2 - 6 kế toán viên. Như vậy, cơ hội việc làm của ngành Kế toán là vô cùng rộng lớn và đa dạng.Đây cũng là một trong những ngành mà người lao động có thu nhập cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ