Học sinh vũng trũng Thừa Thiên - Huế nghỉ học từ chiều 14/10 để tránh mưa lũ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nhằm ứng phó với đợt mưa lũ lớn, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã yêu cầu Sở GD&ĐT cho học sinh vùng trũng nghỉ học từ chiều 14/10.

Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế (đứng) phát biểu tại cuộc họp ứng phó với mưa lũ đã yêu cầu cho học sinh vũng trũng nghỉ học từ chiều 14/10; học sinh toàn tỉnh nghỉ học trong ngày 15/10.
Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế (đứng) phát biểu tại cuộc họp ứng phó với mưa lũ đã yêu cầu cho học sinh vũng trũng nghỉ học từ chiều 14/10; học sinh toàn tỉnh nghỉ học trong ngày 15/10.

Báo cáo ở cuộc họp sáng 14/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, theo các kịch bản mới nhất của Tổng cục khí tượng thuỷ văn, các chuyên gia đầu ngành nhận định Thừa Thiên - Huế sẽ là một trong những tỉnh tâm điểm của đợt mưa lớn lần này, kéo dài từ ngày 14/10 đến ngày 16/10.

Tổng lượng mưa tại Thừa Thiên – Huế đợt mưa lớn này có thể là 500-700mm, có nơi trên 800mm (tương đương với mưa 2 huyện Nam Đông - Phú Lộc đợt vừa qua), đặc biệt có nơi 1.000mm. Rủi ro thiên tai cấp độ 3.

Hiện nay mực nước các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh đang vận hành đảm bảo an toàn, các hồ đang vận hành đảm bảo an toàn công trình. Trong các ngày qua, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã có lệnh vận hành các hồ thủy lợi, thủy điện tăng cường phát điện qua tuabin, qua tràn để đưa về mực nước mức thấp và sẵn sàng đón lũ.

Kết luận tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo có thông báo cho học sinh ở vùng thấp trũng nghỉ học từ chiều nay (14/10). Vào ngày mai 15/10, học sinh toàn tỉnh sẽ nghỉ học để đảm bảo an toàn trước diễn biến phức tạp của mưa, lũ.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ, nắm chắc thông tin về diễn biến áp thấp nhiệt đới/bão và mưa lũ; chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn cho tàu thuyền còn hoạt động trên biển.

“Các ban ngành, địa phương có kế hoạch, kịch bản cụ thể để hỗ trợ nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân có nguy cơ bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở, sẵn sàng cứu trợ cho các hộ dân có nguy cơ bị thiếu đói; xử lý khẩn cấp sạt lở bờ sông, bờ biển, cắm biển báo cảnh báo sạt lở, ngập sâu.

Tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, trong đó: tổ chức rà soát, kiểm tra ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở, khu vực nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất, nhất là khu dân cư, trường học, trụ sở để chủ động sơ tán người khỏi khu vực nguy hiểm; bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát chặt chẽ, hỗ trợ, hướng dẫn giao thông qua các ngầm, tràn, khu vực bị ngập sâu” – ông Phương nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.
Cán bộ y tế đỡ đẻ ngay trên biển.

Đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

GD&TĐ - Một sản phụ ở xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) được các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn đỡ đẻ thành công ngay trên biển.