Học sinh tranh luận có nên khuyến khích người học bằng thưởng vật chất

GD&TĐ - Có nên dùng phần thưởng bằng vật chất hay tiền mặt cho học sinh có thành tích học tập là chủ đề thú vị tại Chung kết thi tiếng Anh triết học cho trẻ em.

Nhiều chủ đề thú vị được học sinh nêu tranh luận tại Chung kết thi tiếng Anh triết học cho trẻ em.
Nhiều chủ đề thú vị được học sinh nêu tranh luận tại Chung kết thi tiếng Anh triết học cho trẻ em.

Tham gia tranh luận đề tài này là 2 đội bảng Griffin (dành cho lớp 4 đến lớp 6). Nhóm The Traik (Three Racoons in Kasaya) - đội A - gồm 3 học sinh: Đỗ Minh Châu, Trường THCS Chu Văn An; Nguyễn Nhật Dương, Trường Tiểu học Đằng Hải; Nguyễn Hà Linh, Vinschool Imperia.

Nhóm MAC Thinker - đội B - gồm 3 học sinh: Nguyễn Phương Thảo, The Olympia Schools; Nguyễn Ngọc Thuỳ Minh, Newton Grammar School; Đào Trần Minh Khôi, Newton Grammar School.

Cụ thể, đề bài tranh luận được đưa ra là: Đối với các học sinh đạt điểm cao hay có thành tích học tập vượt trội, hình thức trao tặng các phần thưởng vật chất hoặc tiền mặt đang được nhiều nhà trường áp dụng để khuyến khích học sinh trong quá trình học.

Đây được cho là chiến lược của nhà trường, dựa trên niềm tin rằng, việc trao tặng tiền thưởng sẽ giúp học sinh có động lực để học tập chăm chỉ hơn, qua đó đạt được kết quả tốt hơn.

Tuy nhiên, một số người e ngại tác hại lâu dài của hình thức này. Họ cho rằng việc khuyến khích học bằng phần thưởng tài chính có thể vùi lấp động lực học tập thực sự của học sinh - mong muốn học để thực sự có thêm kiến thức.

Không chỉ vậy, việc học mà chỉ chú trọng đến điểm số cao có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường như gian lận thi cử hoặc quá đề cao thành tích.

Câu hỏi tranh biện đặt ra cho các thí sinh: Trong trường hợp có đủ khả năng tài chính, liệu ta có nên thưởng tiền cho những học sinh có kết quả học tập tốt hay không?

Trao giải Nhất cho đội MAC Thinker, bảng Griffin (dành cho lớp 4 đến lớp 6).

Trao giải Nhất cho đội MAC Thinker, bảng Griffin (dành cho lớp 4 đến lớp 6).

Trước câu hỏi này, đôi A cho rằng, ý tưởng trả tiền cho học sinh dựa trên thành tích học tập là điều không nên xuất hiện trong ngành Giáo dục. Các em chỉ ra rằng, thế hệ học sinh sẽ không thể làm phong phú vốn hiểu biết của mình nếu như việc học chỉ phục vụ để kiếm tiền.

Hơn nữa, những học sinh thực sự cố gắng, chăm học (nhưng chưa đạt được thành tích học tập như mong muốn) sẽ phải chịu sự bất công nhất định và trở nên ghen tị với những học sinh được cung cấp tiền thưởng.

Không những vậy, đội A cũng cho rằng thưởng tiền cho học sinh có kết quả học tập tốt là điều không bền vững vì số tiền đó sẽ được trích ra từ học phí của phụ huynh.

Nếu tiền học phí tăng lên cao hơn do nhà trường thưởng tiền cho học sinh, điều này sẽ làm giảm tỷ lệ tuyển sinh của trường do học phí quá cao. Đồng thời, các học sinh có thể quá sa đà vào tiền bạc mà từ chối việc học.

Các em cũng bổ sung, quá coi trọng tiền bạc sẽ dẫn đến những hậu quả như sự thiếu trung thực trong thi cử và việc trả tiền cho học sinh sẽ làm khoảng cách giàu - nghèo trở nên càng ngày càng nghiêm trọng.

Phản bác đội A, đội B cho rằng, kể cả có trả tiền hay không thì phụ huynh luôn mong muốn con mình có một kết quả học tập toàn diện, xuất sắc. Tiền không phải là khía cạnh quan trọng nhất, bởi điều mà cả phụ huynh lẫn học sinh muốn là thành tích học tập tốt.

Các em nêu quan điểm, việc kiếm tiền ở độ tuổi học sinh là chưa phù hợp, bởi các em có bố mẹ và người thân để trang trải chi phí trong cuộc sống. Một lần nữa, đội B cho rằng mọi thứ không phải lúc nào cũng xoay quanh tiền.

Học sinh được chia ra làm 2 nhóm: nhóm học vì tiền và học vì kiến thức. Các em cũng đã nêu ra những học sinh thông minh không phải ai cũng có điều kiện tài chính tốt, vì vậy, việc trả tiền cho những học sinh giỏi là không có gì sai trái.

Có nên xoá bỏ ký ức đau thương?

Trong khi đó, đề tài đưa ra cho 2 đội vào chung kết bảng Olympia dành cho học sinh lớp 7 đến 9 lại về “tính đạo đức của việc xoá bỏ ký ức đau thương”.

2 đội gồm: Nhóm Meow Wisdom (đội A) gồm Nguyễn Phương Nguyên, Genesis School; Bùi Nguyễn Hà Linh, True North International School và Đinh Phương Lan, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Nhóm Alpatea (đội B) gồm: Nguyễn Hạ Vy, The Olympia Schools; Tống Phương Nga, Newton Grammar School và Lê Xuân Giang, The Olympia Schools.

Vấn đề đề bài đặt ra cụ thể như sau: Nhờ những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực khoa học thần kinh, liệu pháp điện giật xuất hiện với nhiệm vụ để xoá bỏ những ký ức đau thương cụ thể của bệnh nhân. Liệu pháp này hoạt động bằng cách đưa các dòng điện được kiểm soát vào não, gây ra các cơn động kinh nhẹ để quên đi những ký ức đau buồn đó.

Tuy nhiên, việc có một liệu pháp xoá bỏ ký ức như vậy dấy lên nhiều lo ngại trong cộng đồng về việc nó ảnh hưởng đến nhận thức về bản thân chúng ta như thế nào. Đây rõ là một vấn đề đáng để tranh luận, một số người ủng hộ còn số khác thì không.

Câu hỏi tranh biện đặt ra cho các thí sinh: Với khả năng giảm đau như vậy thì liệu lợi ích của biện pháp xoá bỏ những ký ức đau thương đó có nổi trội hơn những vấn đề liên quan đến nguyên lý hoạt động của nó hay không?

Trao giải Nhất cho đội đội Alpatea, bảng Olympia.

Trao giải Nhất cho đội đội Alpatea, bảng Olympia.

Đội A cho rằng, phương pháp này có nhiều hại hơn là lợi ích. Các bạn đã đưa ra những định nghĩa rất rõ ràng về phương pháp ECT cũng như về những trải nghiệm gây tổn thương. Phương pháp này sẽ gây mất lòng tin trong xã hội vì ký ức có thể dễ dàng bị xóa và cũng làm dấy lên nhiều vấn đề về sự riêng tư. Do trong quá trình phẫu thuật, bên thực hiện sẽ cần rất nhiều thông tin cá nhân, thậm chí là tuyệt mật, điều đó có thể gây rò rỉ thông tin và gây nguy hiểm.

Trong khi đó, đội B nêu quan điểm, phương pháp ECT chỉ dành cho những bệnh nhân bị rối loạn tinh thần quá khủng khiếp và sẽ không có phương pháp nào đạt hiệu quả cao như ECT. Đồng thời, các bạn cũng nói ECT chỉ có thể xoá đi trí nhớ của bệnh nhân nhưng không thể xoá đi những tổn thương xúc cảm.

Đội A phản bác với lý lẽ: Chúng ta cũng cần học cách đối mặt và tự chữa lành những tổn thương quá khứ và không nên dựa dẫm quá nhiều vào công nghệ. Hơn nữa, những thương tổn ấy cũng là một trải nghiệm đáng giá, chúng giúp chúng ta cẩn thận hơn trước những nguy hiểm.

Chung kết cuộc thi Tiếng Anh triết học cho trẻ em - Junior Philosophy Olympiad (JPO) 2024 - diễn ra chiều 18/5, tại Trường Olympia. Sân chơi này được Trường Phổ thông liên cấp Olympia phối hợp cùng National Geographic Learning Việt Nam và Nhà xuất bản Đại học Oxford (Oxford University Press) tổ chức.

Sau một thời gian tranh tài, kết quả chung cuộc, giải nhất bảng Griffin (dành cho lớp 4 đến lớp 6) thuộc về đội MAC Thinker; giải Nhì thuộc về đội The TRIAK. 3 đội giành giải Ba gồm: M3M Flotropica, The Masked Fools và The Geys and The Slays.

Bảng Olympia, giải Nhất thuộc về đội Alpatea; giải Nhì thuộc về đội Meow Wisdom. 3 Giải Ba thuộc về các đội: Friends, BOTTOGI và Da Big BAM.

Khởi động từ tháng 4/2024, JPO 2024 thu hút hàng trăm thí sinh đến từ nhiều trường phổ thông trên cả nước: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu,… tham dự.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.