“Biển người” tuần hành diễn ra tại 50 thành phố trên khắp đất nước, bao gồm cả thủ đô của Australia.
“Cùng với hàng chục nghìn người Australia mang một nỗi thất vọng chung, chúng tôi đã nghỉ học xuống đường để nói với Chính phủ của Thủ tướng Morrison rằng, họ phải ngừng đưa tiền của người Australia cho các nhà máy khí đốt”, một học sinh có tên Natasha Abhayawickrama nhấn mạnh.
Thủ tướng Morrison trong tuần đã gạt đi những cảnh báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) rằng Australia sẽ không đạt được mục tiêu giảm khí thải carbon nếu còn khởi động thêm những dự án nhiên liệu hoá thạch.
Cùng lúc, Chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison công bố gói thầu xây dựng nhà máy điện khí đốt trị giá xấp xỉ 500 trăm triệu USD ở Thung lũng Hunter.
“Việc xây dựng nhà máy sẽ tạo việc làm cho hàng ngàn lao động”, Chính phủ Australia cho biết việc xây dựng nhà máy điện điện ở Thung lũng Hunter là cần thiết để giữ ổn định giá điện tại New South Wales.
“Lẽ ra, chính phủ phải có biện pháp bảo vệ khí hậu, đất đai và nguồn nước của chúng ta, đồng thời tạo ra hàng ngàn việc làm mới bằng cách mở rộng lĩnh vực năng lượng tái tạo” - Nabilah Chowdhury, 17 tuổi nói: “Nhưng thay vì làm điều đó, họ đang lấp đầy túi tiền cho các Công ty đa quốc gia bằng khí đốt góp phần làm nóng lên toàn cầu”.
“Các cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu đang nổ ra trên khắp Australia và chẳng bao lâu nữa chào đón những nơi còn lại của thế giới sẽ làm theo”, cô gái 17 tuổi nói thêm.
Việc đông đảo học sinh, sinh viên trên khắp Australia nghỉ học xuống đường phản đối nhà máy điện khí đốt hôm 21/5, là một phần của phong trào biểu tình toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu do nhà hoạt động môi trường trẻ tuổi Gret Thunberg, người Thuỵ Điển, khởi xướng.
Australia được biết đến là nơi sản xuất khí đốt và than đá lớn nhất thế giới, nhưng cũng phải hứng chịu đầy đủ các hiện tượng thời tiết khắc nhiệt như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng…liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ do khí thải carbon gây ra.