Học sinh Hà Nội tái hiện sức mạnh Thánh Gióng trong trận chung kết Olympia

GD&TĐ - Hàng ngàn học sinh Hà Nội đã sẵn sàng cổ vũ cho nhà leo núi Nguyễn Việt Thành trong trận chung kết đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23.

Học sinh Trường THPT Sóc Sơn luyện tập chuẩn bị cho màn cổ vũ Việt Thành trong trận chung kết Olympia.
Học sinh Trường THPT Sóc Sơn luyện tập chuẩn bị cho màn cổ vũ Việt Thành trong trận chung kết Olympia.

Chiều 7/10, việc chuẩn bị cho điểm cầu trận chung kết Olympia tại khu di tích Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã hoàn tất. Đây là nơi học sinh Trường THPT Sóc Sơn cũng như học sinh Hà Nội nói chung sẽ cổ vũ cho thí sinh Nguyễn Việt Thành - nhà leo núi xuất sắc của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23.

Dự kiến, học sinh Trường THPT Sóc Sơn sẽ biểu diễn một tiết mục múa tái hiện sức mạnh của Thánh Gióng trong trận chung kết Olympia để cổ vũ cho Việt Thành. Cùng với đó là những tiếng cổ vũ nhiệt tình sẽ được vang lên khắp sân khấu đến từ hàng ngàn bạn học sinh trong trận chung kết.

Nguyễn Việt Thành tự tin trước trận chung kết.

Nguyễn Việt Thành tự tin trước trận chung kết.

Học sinh Trường THPT Sóc Sơn luyện tập các tiết mục biểu diễn để cổ vũ Việt Thành.
Học sinh Trường THPT Sóc Sơn luyện tập các tiết mục biểu diễn để cổ vũ Việt Thành.

Chung kết năm Đường Lên Đỉnh Olympia 2023 là cuộc so tài của 4 thí sinh Nguyễn Việt Thành (trường THPT Sóc Sơn, Hà Nội); Nguyễn Minh Triết (trường THPT chuyên Quốc Học - Thừa Thiên Huế); Lê Xuân Mạnh (trường THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa); Nguyễn Trọng Thành (THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng).

Sau các buổi làm việc với địa phương, Ban tổ chức đã thống nhất lựa chọn khuôn viên đền Sóc (thuộc quần thể Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc) làm điểm cầu truyền hình Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2023 tại Hà Nội, nơi có thí sinh Nguyễn Việt Thành góp mặt trong trận chung kết.

Sóc Sơn, quê hương của Việt Thành nổi tiếng với khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc. Đây là điểm du lịch lý tưởng của người dân thủ đô, gắn liền với truyền thống Thánh Gióng đuổi giặc Ân. Đặt cầu truyền hình tại khuôn viên khu di tích đền Sóc là việc làm ý nghĩa, vừa tiếp thêm động lực cho nam sinh Olympia, vừa góp phần quảng bá khu di tích lịch sử.

Việt Thành chụp ảnh cùng các thầy cô trường THPT Sóc Sơn trước trận chung kết.

Việt Thành chụp ảnh cùng các thầy cô trường THPT Sóc Sơn trước trận chung kết.

Học sinh Hà Nội sẵn sàng cổ vũ cho nhà leo núi Nguyễn Việt Thành

Học sinh Hà Nội sẵn sàng cổ vũ cho nhà leo núi Nguyễn Việt Thành

Khu di tích lịch sử đền Sóc nằm dưới chân Núi Sóc. Đây là nơi gắn với truyền thuyết anh hùng Thánh Gióng bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân. Quần thể di tích đền Sóc hiện nay bao gồm đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, chùa Non Nước, tượng đài Thánh Gióng trên đỉnh Vệ Linh và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc.

Đền Sóc được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia vào năm 1962 và xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt năm 2014. Năm 2010, UNESCO đã vinh danh Hội Gióng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cùng năm, Hà Nội phê duyệt quy hoạch khu du lịch văn hóa nghỉ ngơi cuối tuần thuộc khu vực đền Sóc - chùa Non Nước với diện tích hơn 247 ha.

Người được chọn dẫn dắt điểm cầu Hà Nội là MC Trần Ngọc. Năm ngoái, anh dẫn ở điểm cầu Thái Bình, quê hương của nhà vô địch Đặng Lê Nguyên Vũ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.