Cô Trịnh Thị Lệ Thu - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Tiểu học Bình Minh cho biết, hoạt động lần này nhằm hiện thực hóa Kế hoạch số 3511 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc tổ chức các trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục.
Trẻ tham gia trò chơi Kéo co cùng các bạn. |
Nụ cười chiến thắng của các vận động viên nhí. |
Qua ngày hội, học sinh được tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Các trò chơi dân gian được đưa vào ngày hội rất phong phú về thể loại và nội dung. Cả nước có nhiều trò chơi dân gian, nhưng mỗi vùng miền lại có những trò chơi riêng.
Bịt mắt đánh trống là trò chơi đòi hỏi khả năng nghe và phán đoán của học sinh. |
Học sinh hào hứng với các trò chơi tại ngày hội. |
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, giới tính, cấp học, điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị để áp dụng một số trò chơi.
Trong đó có các trò như: Cướp cờ, Rồng rắn lên mây, Kéo co, Bịt mắt bắt dê, Đua thuyền trên cạn, Nhảy bao bố, Ô ăn quan, Mèo đuổi chuột, cá sấu lên bờ, Nhảy dây, Đá gà, Nhảy lò cò, Khiêng kiệu, Trồng nụ trồng hoa, Truyền tin.
Tham gia các trò chơi dân gian cũng giúp các em tăng tính tự tin, tinh thần đoàn kết và sức khỏe thể chất. |
Các em học sinh được trao tặng những phần thưởng sau ngày hội. |
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu, việc tổ chức các trò chơi dân gian trong các trường phải đảm bảo thường xuyên, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp theo cấp học. Tổ chức đánh giá, tổ chức giao lưu để học sinh tham gia, tạo cho học sinh hứng thú tập luyện, yêu thích các trò chơi dân gian.