Học phí tại Hà Nội dự kiến tăng lên cao nhất 300 nghìn đồng

GD&TĐ - Năm học 2022-2023, Hà Nội dự kiến sẽ tăng học phí. Theo đó, các trường khu vực nội thành sẽ tăng lên mức cao nhất là 300 nghìn đồng.

Học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Tây Hồ) hân hoan trong ngày khai giảng
Học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Tây Hồ) hân hoan trong ngày khai giảng

UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND TP về dự thảo nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2022-2023. Nghị quyết dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP Hà Nội diễn ra ngày 12/9 tới.

Theo đó, thành phố dự kiến sẽ tăng học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định, bắt đầu từ năm học 2022-2023. Toàn thành phố sẽ chia làm 4 vùng gồm: (1) các phường của các quận nội thành và thị xã Sơn Tây, (2) các thị trấn thuộc huyện, (3) các xã của các huyện ngoại thành và thị xã Sơn Tây (4) các xã miền núi thuộc các huyện.

Mức thu học phí cao nhất là 300.000 đồng/ học sinh/ tháng (mức sàn do Chính phủ quy định), áp dụng tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các phường. Mức thu thấp nhất áp dụng tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã miền núi là 50.000 đồng/tháng.

Theo số liệu của UBND TP Hà Nội, năm 2021, thu nhập bình quân đầu người/ tháng của người dân Hà Nội khu vực thành thị là 6.002.000 đồng; khu vực nông thôn là 4.506.000 đồng.

Thống kê ở một số huyện cho thấy mức thu nhập của người dân trên địa bàn các thị trấn không cao hơn các xã trong huyện, trong khi theo quy định của Chính phủ, mức chênh lệch về khung học phí giữa thành thị và nông thôn là từ 2,1 đến 3 lần.

Theo khảo sát, hầu hết các ý kiến cho rằng việc áp dụng mức thu học phí thành thị đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn thị trấn là chưa phù hợp với khả năng đóng góp của người dân. Do đó, thành phố đề xuất phân thành 4 vùng để làm căn cứ áp dụng mức thu học phí.

Theo UBND TP Hà Nội, tổng số thu học phí theo mức thu đề xuất năm học 2022-2023 dự kiến khoảng 1.742,390 tỷ đồng, tăng 523,330 tỷ đồng so với năm học 2021-2022. Tiền thu học phí chiếm khoảng 19% tổng số chi. Việc tăng thu học phí sẽ giảm chi ngân sách nhà nước khoảng 523,330 tỷ đồng.

Cũng theo UBND TP, việc điều chỉnh học phí không làm ảnh hưởng đến các đối tượng học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mồ côi cả cha lẫn mẹ, khuyết tật và các đối tượng học sinh được hưởng chế độ theo quy định do đã được hưởng chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.

Cụ thể, tổng số trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc đối tượng miễn học phí dự kiến khoảng 5859 em, trong đó có 3096 học sinh thuộc diện hộ nghèo, 1381 học sinh khuyết tật. Khoảng 12.960 học sinh thuộc đối tượng giảm học phí, trong đó có 12.617 học sinh có cha mẹ thuộc diện hộ cận nghèo.

Dự kiến mức thu học phí tại Hà Nội năm học 2022-2023

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.