Đánh giá dựa trên nghiên cứu khoa học
Mới đây, một nghiên cứu trên trang Nature, dựa trên 1,1 triệu người bao gồm: bác sĩ, doanh nhân, nhà khoa học... đã chỉ ra sự tương quan của cấu trúc gen với trình độ học vấn. Có tới 1.271 cơ thể người biểu hiện rõ hiện tượng biến dị sinh học sau nhiều năm theo đuổi con đường học hành. Vì con số này chỉ chiếm 11% nên rõ ràng trí thông minh hay mức độ thành công trong công việc hoàn toàn không chỉ phụ thuộc vào cấu trúc sinh học. Các nhà khoa học không thể dựa vào gen để đưa ra kết luận xem liệu người này đã lấy bằng Tiến sĩ, hay bỏ ngang chừng đại học.
Chưa kể, 1.271 người này chỉ chiếm 11% trong tổng số những người thành công với sự nghiệp được nghiên cứu. Bên cạnh đó, trang The Atlantic cũng khẳng định rằng, chỉ 7% thu nhập của hộ gia đình phụ thuộc vào chuyện nghiên cứu, học tập. Những kết luận này đã đi ngược lại hoàn toàn với quan điểm "tôn sùng" chuyện học vấn của xã hội từ trước đến nay. Chúng ta quá quan trọng những thành tựu học tập và quên tự hỏi bản thân xem: Liệu nó có nên được ưu tiên hàng đầu? Thực tế, chuyện đánh giá một cá nhân qua bảng điểm của anh ta chỉ khiến bạn trở nên thiếu khách quan.
Đối với các bạn học sinh, sinh viên, chuyện có bảng điểm cao chót vót luôn là một niềm tự hào. Ở một số ngành học, việc này còn đảm bảo cho một mức lương cao sau khi các bạn ra trường. Tại các nước Châu Á như Việt Nam, con cái học giỏi là niềm tự hào của bố mẹ, ông bà... thậm chí còn của cả dòng họ. Đồng ý rằng chuyện học hành phản ánh rất nhiều những yếu tố xung quanh bạn. Trong rất nhiều trường hợp, bảng điểm và cách đánh giá một người về mặt tư duy, nền tảng gia đình, khả năng giao tiếp với giáo viên. Nhưng bạn có nhớ, trong rất nhiều trường hợp khác, người xuất chúng lại không có một con đường học tập rực rỡ, vẻ vang?
Có một nơi gọi là “trường đời”
Thành công đến bằng cả một quá trình học tập, rèn luyện. Đối với các bạn trẻ, nếu sớm lăn xả và thử thách mình bởi các hoạt động ngoại khóa sẽ có những cơ hội giúp bản thân trải nghiệm, nhìn thấy những điểm mạnh, yếu để khắc phục, trau dồi những kỹ năng sống. Qua đó cũng thấy được sở trường, đam mê, sớm có định hướng lựa chọn một ngành nghề phù hợp để học tập, phát triển và xây dựng mối quan hệ.
Có những người thành đạt mà không trải qua trường lớp, họ đã có những khoảng thời gian tự trau dồi kiến thức và kỹ năng tích lũy được từ cuộc sống. Họ thực hành nhiều chứ không đơn thuần chỉ là học lý thuyết. Khi đó, kỹ năng sống là điều không thế sống đối với họ. Để có thể trở thành người thành công, không thể không biết cách nói chuyện. Kỹ năng giao tiếp trước đám đông sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, đánh giá của đối phương dành cho người giao tiếp. Kỹ năng thương thảo sẽ mang đến những hợp đồng vô cùng giá trị. Kỹ năng quản lý thời gian sẽ cho phép họ làm việc năng suất hơn tất thảy người khác...
Với những người trẻ tuổi, cơ hội cạnh tranh nghề nghiệp hiện nay cũng vô cùng khắc nghiệt, bởi không chỉ cạnh tranh về năng lực chuyên môn mà nhiều công ty còn đòi hỏi kỹ năng sống, kỹ năng mềm từ nhân viên. Có kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng nắm bắt tâm lý đối phương, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm... đều là những kỹ năng sống bất cứ người nhân viên xuất sắc nào cũng cần có. Vì vậy mà các bạn sinh viên nên nắm bắt thời gian và sức khỏe của tuổi trẻ để học hỏi không chỉ từ sách vở mà còn ở những chân trời mới, những trải nghiệm mới của cuộc sống, mang theo những hành trang tốt nhất từ kiến thức chuyên môn đến kỹ năng sống để khi ra trường luôn tự tin trở thành những con người thành công.
Thành công đến từ sự kết hợp của nhiều nhân tố, trong đó không chỉ mỗi học giỏi, mà còn cần thực hành giỏi. Lứa tuổi học sinh, sinh viên luôn có nhiều thời gian để trau dồi. Với suy nghĩ học từ mọi điều trong cuộc sống, sẽ làm cho các em tích lũy được nhiều kiến thức cũng như kỹ năng sống để trang bị cho thành công của mình sau này.
Không giỏi ở trường không có nghĩa sẽ thất bại
Mặc dù những người có bằng giỏi sẽ có nhiều cơ hội hơn trong tương lai bởi họ có kỹ năng và kiến thức cơ bản vững chắc. Nhưng, các số liệu thống kê cho thấy, không phải tất cả học sinh "cá biệt" khi đi học đều thất bại trong cuộc sống. Chắc hẳn bạn biết Steve Jobs, Richard Branson, Oprah Winfrey, Jim Carey và nhiều người nổi tiếng khác không hề học xuất sắc ở trường, thậm chí còn bỏ học. Theo thống kê từ năm 1959-2007, trong số những người thành công nhất thế giới, ít nhất 768 người từng bỏ học. Tỷ phú: 26 người; Đoạt giải Nobel: 10 người (6 giải Nobel văn học, 2 Nobel hòa bình, 1 Nobel vật lý và 1 Nobel hóa học); Những tác giả bán chạy nhất: 56 người. Và danh sách còn tiếp tục kéo dài hơn nữa....
Cuộc sống là một bài học thực sự dài. Bạn khó có thể đánh giá thành công của một người dựa vào một phần cuộc sống của họ. Ra khỏi nhà trường, bạn vẫn cần học hỏi thêm nhiều điều nữa. Đừng bao giờ nghĩ rằng, nhà trường đã dạy cho bạn đủ kiến thức, những quy tắc trường học dạy bạn là tốt nhất cho cuộc sống của bạn. Những cũng đừng vội phá vỡ các quy tắc trừ khi bạn đã hiểu nó sâu sắc. Nếu bạn đang là giáo viên, hay phụ huynh, đừng chỉ tập trung vào thành tích học tập của con. Hãy cố gắng khuyến khích trẻ thể hiện tiềm năng, xây dựng sự tự tin và những hành trang tốt nhất cho cuộc sống thực tế trong tương lai.