Hoạt chất chống ung thư trong vỏ táo của nhóm nghiên cứu trường đại học

GD&TĐ - Nghiên cứu mở ra tiềm năng lớn ứng dụng một loại hoạt chất lành tính, có nguồn gốc từ thiên nhiên để phòng ngừa các bệnh ung thư, chống viêm...

Vỏ táo chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, phòng chống ung thư, chống viêm.
Vỏ táo chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, phòng chống ung thư, chống viêm.

Phân lập axit ursolic từ vỏ táo tây (Malus Domestica) và tổng hợp dẫn xuất dạng este của axit ursolic là đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả gồm Đỗ Đặng Thuận, Võ Thị Quỳnh Trâm, Nguyễn Thị Bích Hạnh - Trường Đại học Lạc Hồng TPHCM.

Vỏ táo chứa nhiều hoạt chất hơn thịt táo

TS Đỗ Đăng Thuận cho biết, axit ursolic (AU) là một axit triterpene pentacyclic phổ biến trong giới thực vật, nó được tìm thấy trong quả, lá, hoa, cây thuốc. Trong vỏ táo chứa một lượng lớn triterpenoid có khả năng chống ung thư, kháng viêm, chống ung nhọt, chống nhiễm trùng, chống oxy hóa… và ức chế sự phát triển của các khối u, tập trung ở lớp biểu bì sáp.

Axit ursolic chiếm 44,7 đến 3522ìg/g khối lượng táo tươi. Triterpenoid đặc biệt là axit ursolic, axit oleanolic và axit betulinic tồn tại nhiều trong giới thực vật. Những triterpene và các dẫn xuất của chúng đã được báo cáo là có hoạt tính sinh học cao, chẳng hạn như chống virut HIV, ức chế Protease HIV và khả năng gây độc cho các dòng tế bào khối u.

Táo tây có tên khoa học là Malus Domestica, thuộc họ Rosaceae, còn gọi là bôm (phiên âm từ tiếng Pháp: pomme) có danh pháp hai phần là Malus Domestica. Vỏ táo có hoạt tính chống oxy hóa và kháng sinh cao hơn thịt táo.

Các dẫn xuất este hóa của AU cũng có khả năng gây độc tế bào ung thư, do có sự phóng thích electron trên nguyên tử nitơ và của vòng benzen, đây là yếu tố quan trọng gây nên hoạt tính sinh học này.

“Đó là lý do để chúng tôi chọn vỏ táo tây để khảo sát điều kiện tách chiết. Mục tiêu của nghiên cứu này là chiết axit ursolic từ vỏ táo bằng các dung môi khác nhau để so sánh tính tan của Axit ursolic trong hai dung môi chloroform và ethyl acetate, sau đó tổng hợp dẫn xuất dạng ester của AU”, TS Đỗ Đăng Thuận chia sẻ.

Quả táo tây nhập khẩu từ Mỹ, được thu mua từ các siêu thị ở tỉnh Đồng Nai. Nhóm thực hiện tách axit ursolic từ vỏ quả táo. Từ nguyên liệu ban đầu là 200g vỏ quả táo phơi khô, độ ẩm là 14,8%, cắt nhỏ, ngâm trong 240ml dung môi hexane trong 24 giờ, thực hiện 3 lần để loại các chất kém phân cực.

Sau đó, loại bỏ dịch chiết hexane, phần bã lọc đem chia thành hai phần bằng nhau, mỗi phần 100g vỏ táo. Một phần vỏ táo (100g) ngâm trong 120ml dung môi chloroform, phần còn lại (100g) ngâm trong 120ml dung môi ethyl acetate. Hai phần đều ngâm trong 24 giờ x 3 lần. Sau đó loại bã, thu dịch chiết chloroform và ethyl acetate.

Đem hai phần dịch chiết cô quay chân không đuổi hết dung môi, tiến hành tinh chế bằng phương pháp sắc ký cột để thu sản phẩm axit ursolic tinh khiết.

Axit ursolic (ở dạng bột trắng) được hòa tan trong dung môi thích hợp, cho vào thiết bị phản ứng với tác chất. Thực hiện với điều kiện khuấy, gia nhiệt hoặc làm lạnh, đồng thời khảo sát trên sắc kí bản mỏng với hệ dung môi thích hợp.

Tìm ra dung môi thu được nhiều hoạt chất nhất

Theo TS Đỗ Đăng Thuận, sản phẩm axit ursolic từ dịch chiết chloroform đã được xác định đặc trưng cấu trúc bằng phổ 1HNMR, kết quả thu được 0,8160g AU/50g vỏ táo khô trong dung môi chloroform. Dẫn xuất axit ursolic được tổng hợp tại vị trí C-28 của tiền chất là axit ursolic cũng được xác định đặc trưng cấu trúc bằng phổ 1HNMR.

Kết quả thu được 0,8259g AU/ 50g vỏ táo khô trong dung môi ethyl acetate. Như vậy, cùng một lượng vỏ táo khô thì thu được lượng AU trong dung môi ethyl acetate nhiều hơn trong dung môi chloroform. Như vậy, AU tan tốt hơn trong dung môi ethyl acetate.

Qua các thí nghiệm đã thực hiện, nhóm tác giả đã tách được axit ursolic từ vỏ quả táo sử dụng hai dung môi khác nhau là chloroform và ethyl acetate. Hàm lượng AU thu được 0,8259g AU/50g vỏ táo khô trong dung môi ethyl acetate. Và tổng hơp dẫn xuất dạng ester tại vị trí C-28 của AU với iodoethane, hiệu suất phản ứng là 70,3%. Các sản phẩm được xác định đặc trưng cấu trúc bằng phổ 1HNMR.

Hiện nay, triterpenoid ngày càng được quan tâm về hoạt tính sinh học, chúng được phân bố rộng rãi trong giới thực vật, một số nghiên cứu đã cho thấy rằng chúng được sử dụng như một chất chống ung thư, chống viêm.

Axit ursolic là một axit triterpene pentacyclic phổ biến trong giới thực vật, nó được tìm thấy trong quả, lá, hoa, cây thuốc và cũng được biết đến với một loạt các hoạt tính sinh học như chống oxi hóa, chống viêm, các hoạt tính kháng ung thư là chống lại tác nhân kích thích nội sinh và ngoại sinh học.

Nghiên cứu này mở ra tiềm năng lớn trong việc ứng dụng một loại hoạt chất lành tính, có nguồn gốc từ thiên nhiên để phòng ngừa các bệnh ung thư, chống viêm… mà không có tác dụng phụ. Nhóm sẽ tiếp tục phát triển nghiên cứu này để có các bằng chứng rõ ràng hơn nữa của hoạt chất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.