Hoàn thiện chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở ngã ba biên giới vươn lên

GD&TĐ - Huyện Mường Nhé đang nỗ lực hoàn thiện chính sách, phát huy mọi nguồn lực để phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Người Hà Nhì nơi "ngã ba biên giới" A Pa Chải vẫn giữ được nét độc đáo trong trang phục truyền thống.
Người Hà Nhì nơi "ngã ba biên giới" A Pa Chải vẫn giữ được nét độc đáo trong trang phục truyền thống.

Hoàn thiện chính sách về đồng bào DTTS

Mường Nhé là huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới của tỉnh Điện Biên. Huyện có 11 đơn vị hành chính cấp xã (6 xã biên giới), diện tích tự nhiên là hơn 156.000 ha, 116 bản. Địa phương này có đường biên giới quốc gia tiếp giáp với hai nước Lào và Trung Quốc dài 132,164km. Huyện có 9.914 hộ dân với 50.574 khẩu, gồm 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó: Dân tộc Mông chiếm 69,86%; Thái chiếm 6,95%, Hà Nhì chiếm 9,71%, Dao chiếm 4,54%, Kinh chiếm 5,98%, Kháng chiếm 0,84%, Cống chiếm 0,67%, Xạ Phang (Hoa) chiếm 1,2%, Si La chiếm 0,5%, Sán Chỉ (Sán Chay) chiếm 0,4%. Đời sống kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều giữa các dân tộc, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao chiếm tới 54,77 % (thống kê năm 2023).

Từ đặc thù của địa phương nên những năm qua, huyện Mường Nhé luôn quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Huyện đã ban hành Kế hoạch thực hiện một số chính sách tại địa phương, biện pháp cụ thể để động viên, khuyến khích đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, tinh thần vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

Thực hiện kế hoạch giảm nghèo, hàng năm UBND huyện Mường Nhé tổ chức mở các lớp tập huấn về công tác rà soát giảm nghèo. Đối tượng tham gia là cán bộ lãnh đạo, cán bộ chính sách cấp xã, bí thư, trưởng bản, khu phố, Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện, lãnh đạo, cán bộ công chức Phòng Lao động thương binh & xã hội. Từ năm 2019 đến cuối năm 2023, Mường Nhé đã tổ chức được 22 lớp tập huấn với 1.192 đại biểu tham gia tại 11 xã.êTheo phòng Dân tộc huyện Mường Nhé, chính sách dân tộc trên địa bàn luôn được huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hằng năm, UBND huyện luôn quan tâm chỉ đạo Phòng Dân tộc, các phòng chuyên môn liên quan, các ngành đóng trên địa bàn huyện; các cấp uỷ, chính quyền cơ sở, bản, tổ dân cư thực hiện, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng về chính sách dân tộc. Tổ chức thăm hỏi ốm đau khi có người uy tín đi điều trị tại bệnh viện; thăm viếng người uy tín từ trần; thăm, động viên thân nhân người có uy tín gặp khó khăn; tặng quà tết...

ha-nhi-3.jpg
Huyện Mường Nhé luôn quan tâm, chăm sóc người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

Ngoài ra UBND huyện chỉ đạo các ngành, các tổ chức đóng trên địa bàn các xã luôn đấu mối với cấp uỷ đảng, chính quyền MTTQ và các đoàn thể tham gia các hoạt động, động viên thăm hỏi các gia đình chính sách, người già, cô đơn, gia đình gặp khó khăn.

Hằng năm huyện thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách đối với người có uy tín. Tính đến cuối năm 2023, đã thăm hỏi, động viên 133 trường hợp người có uy tín ốm điều trị tại bệnh viện; thăm hỏi thân nhân người có uy tín hoàn cảnh khó khăn 1 trường hợp, thăm viếng 4 trường hợp người có uy tín; hàng năm trao tặng quà tết cho 573 lượt đại biểu người có uy tín do UBND huyện quản lý mỗi năm.

Bên cạnh đó, huyện Mường Nhé cũng tổ chức được 5 hội nghị phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin cho 573 người có uy tín trên địa bàn huyện, tổ chức cho người có uy tín đi tham quan, học tập tại một số tỉnh phía Bắc gồm 11 xã, 30 đại biểu, trong 10 ngày; 5 Hội nghị biểu dương người có uy tín giai đoạn 2019 - 2023, tặng khen cho 170 người có uy tín hoạt động tiêu biểu, xuất sắc trong đồng bào dân tộc thiểu số..

Không dừng lại ở đó, hàng năm huyện Mường Nhé còn thường xuyên quan tâm đến việc bồi dưỡng kiến thức Dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đơn cử như tháng 12/2022, UBND huyện phối hợp với học viện Dân tộc tổ chức mở 1 lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức, Bí thư Chi bộ bản, Trưởng bản... của 11 xã ; có 97 học viên tham gia. Hay như tháng 5 đến tháng 8/2023, UBND huyện phối hợp với Học viện Dân tộc tổ chức mở 2 lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc, cho cán bộ, công chức, viên chức, Bí thư Chi bộ bản, Trưởng bản... trên 11 xã trên toàn huyện; phối hợp với Trung tâm nghề nghiệp - GDTX huyện mở 1 lớp học tiếng dân tộc Mông cho cán bộ, công chức, viên chức.... trong huyện. Đã có gần 250 học viên tham gia bồi dưỡng kiến thức ở 3 lớp học này.

Hàng năm, công tác vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc ở vùng dân tộc và miền núi cũng được huyện Mường Nhé quan tâm. Đơn cử như năm 2023, huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp thực hiện, mở Hội nghị tập huấn, hướng dẫn việc triển khai thực hiện các tiểu dự án, Dự án sử dụng vốn sự nghiệp các Chương trình MTQG trên địa bàn. Đã có 130 đại biểu tham gia hội nghị này (cấp xã có 88 đại biểu).

ha-nhi-1.jpg
Công tác giáo dục dân tộc luôn được huyện Mường Nhé chú trọng.

Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững...

Giai đoạn 2021 - 2023, huyện Mường Nhé đề ra kế hoạch vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gần 142.775,3 tỷ đồng. Để thực hiện thành công chương trình, Mường Nhé đã đề ra nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng dân tộc thiểu số.

Trong tổng số vốn gần 142.775,3 tỷ đồng, năm 2022, huyện Mường Nhé đã thực hiện được trên 17.795,314 tỷ đồng. Nguồn lực và khả năng huy động nguồn lực thực hiện chương trình năm 2023 khoảng hơn 67.416 tỷ đồng. Mục tiêu trong năm 2023 là giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số 5% trở lên. Đến nay 9/11 xã có đường đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt 81,81%, có 95 % số bản có đường ô tô, trong đó 51,3% được bê tông hóa.

ha-nhi-2.jpg
Cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện Mường Nhé luôn tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Các cấp, các ngành chủ động triển khai chương trình; chỉ đạo chính quyền cơ sở triển khai, phổ biến đầy đủ các chính sách, cơ chế, quy định đến cơ sở, cộng đồng dân cư, người dân tham gia thực hiện chương trình; đồng thời, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư, người dân tham gia giám sát thực hiện chương trình theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, huyện đã xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra, đánh giá đồng bộ, toàn diện, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan; phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình trên địa bàn huyện.

Công tác đào tạo nghề luôn được quan tâm và triển khai theo kế hoạch số lao động được đào tạo là 1.341 (10 tháng đầu năm 2023 là 382 người). Giải quyết việc làm cho 4.373 người (10 tháng đầu năm 2023 là 732 người).

Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã thực hiện cho vay tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác với 8.675 hộ trên địa bàn huyện với tổng số tiền là 349 tỷ đồng để phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ