Hòa Bình: Không tinh giản chương trình lớp 1

GD&TĐ - Sau khi học sinh đi học trở lại, các trường học trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học đầy đủ nội dung Chương trình và sách giáo khoa lớp 1, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sở GD&ĐT Hòa Bình vừa ban hành hướng dẫn thực hiện điều chỉnh chương trình dạy học học kỳ II năm học 2020-2021 đối với cấp Tiểu học. Theo đó, Sở yêu cầu các Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường cùng với việc thực hiện chương trình theo kế hoạch, rà soát khả năng tiếp thu của học sinh và tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức đã học qua Internet, trên truyền hình và các phương án dạy học khác; tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối năm theo quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học.

Chỉ đạo các trường rà soát, điều chỉnh nội dung và xây dựng kế hoạch dạy học học kỳ II năm học 2020-2021 theo Quyết định số 2084/QĐ-BGDĐT ngày 27/7/2020 của Bộ GD&ĐT quy định khung thời gian năm học 2020-2021; Quyết định số 1783/QĐ-UBND ngày 06/8/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Yêu cầu các trường đề xuất phương án tổ chức dạy học bù để thực hiện kế hoạch giáo dục học kì II đến hết ngày 29/5 hoặc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo nội dung tinh giản tại Công văn số 1125/BGDĐT-GDTH ngày 31/3/2020 về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kì II năm học 2019-2020 nhằm kết thúc năm học đúng theo khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 được quy định tại Quyết định Quyết định số 1783/QĐ- UBND ngày 06/8/2020 của UBND tỉnh Hoà Bình.

Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT (Chương trình giáo dục phổ thông 2018), do vậy đối với lớp 1 chỉ đạo các trường không thực hiện tinh giản, xây dựng phương án tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học đầy đủ nội dung Chương trình và sách giáo khoa lớp 1 theo quy định của Bộ GD&ĐT, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Để hỗ trợ học sinh, Vụ Giáo dục Tiểu học phối hợp với kênh VTV7 Đài truyền hình Việt Nam xây dựng các chủ đề học tập đối với môn Tiếng Việt (dự kiến 36 chủ đề) dùng chung cho tất cả các bộ sách giáo khoa lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để phát sóng trên các kênh của VTV, đài truyền hình địa phương, trên các ứng dụng mạng xã hội nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho giáo viên, cha mẹ học sinh hướng dẫn học sinh học tập.

Theo kế hoạch, 36 chủ đề học tập môn Tiếng Việt lớp 1 sẽ được bắt đầu phát sóng số đầu tiên từ ngày 15/3 cho đến khi kết thúc năm học trước ngày 29/5. Kho bài giảng này được VTV7 chuyển về các đài địa phương để chủ động phát sóng khung giờ phù hợp. Sở GD&ĐT Hòa Bình sẽ chuyển về các Phòng GD&ĐT và các trường dựa trên các ứng dụng của mạng xã hội như Zalo, Youtube, email … để các trường chủ động triển khai thực hiện. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?