Hòa Bình: Đổi mới hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc

GD&TĐ - Mục đích của việc đổi mới nhằm định hướng cho học sinh trong việc phát triển năng lực tự học, biết thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau để có năng lực tự học tập suốt đời.

Góc thư viện trường học
Góc thư viện trường học

Sở GD&ĐT Hòa Bình vừa ban hành hướng dẫn xây dựng, đổi mới hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc từ năm học 2020-2021

Theo đó, Sở yêu cầu các nhà trường tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng, phát triển hệ thống thư viện trường học gắn với hoạt động giáo dục của nhà trường.

Tăng cường chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển nguồn tài nguyên thư viện, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, tiện ích, dịch vụ thư viện.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội về vai trò của hệ thống thư viện trường học và phát triển văn hóa đọc.

Yêu cầu các Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường mầm non xây dựng Thư viện cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với độ tuổi, tâm lý của trẻ em mầm non; nhu cầu thông tin, tài liệu của người dạy, cán bộ quản lý và chương trình giáo dục của cơ sở giáo dục.

Tổ chức hoạt động làm quen với sách và hình thành thói quen đọc của trẻ em mầm non; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người dạy và cán bộ quản lý.

Xây dựng góc thư viện trong các lớp học đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng các loại truyện tranh, ảnh, tư liệu phục vụ cho các hoạt động vui chơi và học tập của trẻ. Giáo viên các trường mầm non dành nhiều thời gian đọc sách, kể chuyện cho trẻ.

Hướng dẫn và khuyến khích cha mẹ học sinh thường xuyên đọc sách, kể chuyện (phù hợp với lứa tuổi) cho con nghe tại gia đình. Phổ biến tới cha mẹ trẻ các tài liệu liên quan đến kiến thức chăm sóc, giáo dục, phòng chống bệnh tật cho trẻ.

Các trường phổ thông tiếp tục quan tâm, đầu tư, xây dựng Thư viện đáp ứng yêu cầu phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, người dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình học tập, giảng dạy của từng cấp học, chương trình học.

Tổ chức hoạt động khuyến đọc, hình thành thói quen, kỹ năng đọc của người học; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người học, người dạy và cán bộ quản lý; hỗ trợ việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu và tổ chức các hoạt động giáo dục khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chiếc đồng hồ Casio nhỏ gọn, đồng hành trong học tập. Ảnh: Tấn Quyết

'Thủ quỹ' thời gian!

GD&TĐ - 'Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ?' - mỗi lần như vậy là tôi lại dành ra chút thời gian để 'hỏi ý kiến trợ giúp' của 'thủ quỹ' thời gian Casio...

Độc giả đọc sách và chia sẻ về nghề nghiệp tại workshop “Sự đa dạng của nghề nghiệp qua lăng kính sách thiếu nhi”. Ảnh: Bình Thanh.

Sách hướng nghiệp thiếu trong sự thừa

GD&TĐ - Dù có rất nhiều đầu sách đề cập đến các nghề truyền thống nhưng lại rất thiếu vắng những cuốn viết về nghề mới, nhất là những việc làm cần thiết cho tương lai…