Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động

GD&TĐ -  Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg đã quy định chính sách hộ trợ cho Lao động đi làm việc ở nước ngoài gặp rủi ro phải về nước trước hạn

Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động

Trong Điều 15 của Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg đã nêu: Lao động đi làm việc ở nước ngoài gặp rủi ro phải về nước trước hạn có nhu cầu được đào tạo chuyển đổi nghề, sẽ được Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ chi phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để tham gia thị trường lao động, ổn định cuộc sống. Đây là chính sách cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động.

Cụ thể, nếu người lao động phải về nước trước hạn quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Quyết định này có nhu cầu được đào tạo chuyển đổi nghề thì được hỗ trợ chi phí đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng nghề để tham gia thị trường lao động, ổn định cuộc sống.

Mức hỗ trợ cụ thể là 1.000.000 đồng/tháng, tối đa 6 tháng/người/khóa học. Sau khi hoàn thành khóa học, người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động nộp Giấy đề nghị hỗ trợ kèm theo một bộ hồ sơ chứng minh theo một trong các hình thức: Trực tuyến, trực tiếp, qua bưu chính hoặc thông qua doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi tới Cơ quan điều hành Quỹ.

Hồ sơ gồm:Bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghề; Phiếu thu, biên lai thu tiền đào tạo nghề của cơ sở đào tạo nghề; Văn bản ủy quyền (ghi rõ nội dung ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quyền đại diện theo pháp luật theo quy định trong trường hợp người được ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ nộp thông qua doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi, đơn vị, cá nhân lập danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ kèm theo hồ sơ của người lao động gửi Cơ quan điều hành Quỹ (Mẫu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này).

Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan điều hành Quỹ kiểm tra, đối chiếu hồ sơ và làm thủ tục hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bạn Hồng Anh, Thị trấn Yên Định (Hải Hậu, Nam Định) là một lao động xuất khẩu tại Đài Loan cho biết: Khi tham gia lao động xuất khẩu thì người lao động không bao giờ mong muốn gặp rủi ro, nhất là nơi đất khách quê người để phải về nước trước thời hạn. Tuy nhiên, Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nước hỗ trợ chi phí chuyển đổi nghề cho người lao động khi họ trở về để tiếp tục tham gia lao động trong nước, ổn định cuộc sống cho bản thân và có thêm thu nhập cho gia đình là rất cần thiết. Cách hỗ trợ này khiến người lao động an tâm hơn nếu như chẳng may “thất nghiệp” trước thời hạn hết hạn lao động xuất khẩu, họ vẫn có cần câu cơm nơi quê nhà.

Đào tạo nghề cho người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc (Ảnh Internet)

Đào tạo nghề cho người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc (Ảnh Internet)

Có thể khẳng định, tuy là quỹ hoạt động phi lợi nhuận nhưng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước (Bộ LĐ,TB&XH) góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển, ổn định và mở rộng thị trường lao động xuất khẩu. Đồng thời phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho lao động xuất khẩu và doanh nghiệp chủ quản, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Trong Quyết định 40/2021/QĐ-TTg, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cần tham gia Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. Mức đóng góp vào Quỹ là 100.000 đồng/người với mỗi hợp đồng. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đóng góp Quỹ mức 150.000 đồng/người lao động/hợp đồng. Do vậy, nếu chẳng may gặp rủi ro người lao động sẽ được hỗ trợ từ Quỹ khi đóng góp đầy đủ, áp dụng từ thời điểm họ đóng góp vào quỹ.

Thống kê của Bộ LĐ, TB&XH cho thấy, năm 2022, cả nước ước khoảng có gần 130.000 lao động xuất khẩu. Năm 2023 dự báo Việt Nam có khoảng 200.000 người tham gia lao động ở nước ngoài. Mặc dù trước đó, năm 2021, cả nước chỉ có tổng số chưa đến 50.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Đánh giá về Quy định Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Cung ứng nhân lực Năm Châu, ông Ngô Bá Quyết bày tỏ quan điểm: Khi đi làm việc ở nước ngoài không chỉ chính bản thân người lao động mà ngay cả doanh nghiệp đều mong muốn người lao động có được công việc và thu nhập tốt.

Nhưng thực tế khi làm việc ở nước ngoài, lao động Việt Nam vẫn gặp phải những rủi ro không mong muốn muốn, phải về nước trước thời hạn với nhiều lý do như: Đối tác phá sản, yếu tố sức khỏe, rủi ro do tai nạn lao động…vv. Vì vậy, việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, được hỗ trợ chi phí đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng nghề để tham gia thị trường lao động, ổn định cuộc sống là một chính sách rất cần thiết và có ý nghĩa nhân văn với lao động xuất khẩu về nước trước thời hạn”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.