Theo Engadget, ngôi sao đó được gọi là ASASSN-15lh, siêu tân tinh sáng nhất từng quan sát được. Năm 2015, một năm sau khi chứng kiến hiện tượng siêu phát quang này, các nhà thiên văn học tin rằng họ đã tìm ra lý do ngôi sao này bị đốt cháy và phát sáng như vậy: Nó đã bị ăn thịt bởi một lỗ đen khổng lồ với khối lượng lớn hơn mặt trời một tỷ lần.
Thực tế, ASASSN-15lh quá sáng đến nỗi các nhà nghiên cứu bắt đầu đặt câu hỏi liệu điều này có tạo thành một siêu tân tinh siêu sáng (superluminous supernova) theo nghĩa thông thường.
Thứ nhất, theo nhà nghiên cứu Giorgos Leloudas đồng thời là nhà vật lý thiên văn tại Viện Khoa học Weizmann, vụ nổ xảy ra trong một thiên hà đỏ nơi những hiện tượng như thế này không thường xảy ra.
Hơn nữa, các quan sát sau đó tiết lộ rằng siêu tân tinh này đã không thực sự hành xử như thường thấy. Các siêu tân tinh thường trở nên lạnh lẽo và mở rộng sau vụ nổ. Tuy nhiên, ASASSN-15lh lại nóng hơn, thêm vào đó, ngôi sao này lại nằm gần trung tâm của thiên hà. Bạn biết cái gì thường được tìm thấy ở trung tâm của các thiên hà không?
Chính là các hố đen siêu lớn!
Điều này cho thấy, ASASSN-15lh không phải là một ngôi sao lớn bị chết vì hết nhiên liệu, đúng hơn thì đây một ngôi sao nhỏ hơn bị xé toạc thành từng mảnh bởi hố đen vũ trụ - theo đúng nghĩa đen, một sự kiện được biết đến dưới cái tên "sự gián đoạn thủy triều" (tidal disruption event). Trong một thiên hà điển hình, trung bình quá trình này chỉ xảy ra khoảng 1 lần/10.000 năm và chỉ 10 trong số những sự kiện này từng được quan sát.
"Những gián đoạn "thủy triều" như thế này cho thấy một sự đa dạng lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta từng biết trước đây và chúng có thể đạt đến độ sáng cực điểm." Nhóm nghiên cứu hiện vẫn chưa thể chắc chắn rằng đây chính là khởi nguồn đã tạo nên ASASSN-15lh, nhưng giống như một vũ trụ Magic 8 Ball, các dấu hiệu nói rằng câu trả lời là "có".