Hình tượng con hổ trong văn hóa Đông - Tây

GD&TĐ - Năm Tân Sửu trôi qua với bao sóng gió, mất mát do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Năm Nhâm Dần (năm con hổ) - với biểu tượng cho sức mạnh, uy quyền, thiêng liêng.

Hổ được xây dựng với hình ảnh 3D làm vật dụng trang trí. Ảnh minh họa
Hổ được xây dựng với hình ảnh 3D làm vật dụng trang trí. Ảnh minh họa

Chúng ta cùng đi tìm vẻ đẹp đặc biệt của hình tượng con hổ trong nền văn hóa Đông - Tây.

Trong văn hóa phương Đông

Hổ là một linh vật trong 12 con giáp, tượng trưng cho sức mạnh và trở thành một biểu tượng trong nền văn hóa cổ phương Đông. Có rất nhiều huyền thoại, sự huyền bí về hổ. Trong tâm thức người phương Đông hổ là một ác thú, hung hãn nhất trong 12 con giáp.

Hổ hội đủ các đặc điểm như dũng mãnh, can trường, hiên ngang, dám tấn công cả những con thú to khỏe hơn nó. Nhờ đó mà hổ là một trong những loài trở thành biểu tượng của sự hùng cường và sức mạnh vô song. Vì thế nó được con người thần thánh hóa, nhiều quốc gia đưa hổ vào đời sống xã hội, văn hóa và nghệ thuật.

Với người phương Bắc thì hổ còn là biểu tượng cho quyền uy, sự dũng mãnh nơi chiến địa. Hổ trắng là hình ảnh của đấng minh quân đồng thời tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền của vị tướng quân dũng mãnh, can trường. Chính vì thế, hổ thường là đại diện và biểu trưng cho các vị tướng lĩnh, quân đội, các lực lượng quân sự, những vũ khí chiến tranh.

Ở Việt Nam có truyền thuyết, vị tướng họ Hùng có công đánh đuổi giặc Ân do bà mẹ hổ sinh ra (ngày nay đền Trình ở thắng cảnh Hương Sơn thuộc Mỹ Đức, Hà Nội còn thờ vị thần hổ này và được hương khói khắp bốn mùa).

Truyện Tam quốc có Ngũ hổ tướng hay trong Truyện Kiều có nhắc nhiều về hổ và liên quan đến Từ Hải. Hoàng Hoa Thám được mệnh danh là “Hùm thiêng Yên Thế”. Các võ tướng ngày xưa có phù hiệu, ấn tín khắc hình đầu hổ, gọi là hổ phù. Các đình chùa, miếu mạo thường chạm khắc hình hổ, thể hiện sự linh thiêng, bất khả xâm phạm.

Trong tâm thức của nhiều dân tộc, hổ được coi là quái vật của bóng tối và tuần trăng mới. Hổ cũng là một trong những hình tượng của thượng giới và thế giới được đồng nhất với mặt trăng tái hiện. Hổ còn là ông tổ của một số thị tộc.

Những đặc tính của hổ được so sánh với những gì được cho là tốt, mạnh mẽ trong đời sống hàng ngày như: Hổ dữ không ăn thịt con (chỉ về đạo lý làm người, tình cảm mẫu tử), cọp chết để da, người ta chết để tiếng (nói về danh dự), nam thực như hổ (chỉ về ăn khỏe), mình hổ, tay vượn, bụng beo, lưng sói (chỉ về sự hoàn thiện của một cơ thể đầy sức mạnh) hổ bộ, hổ bôn (dáng đi như hổ), rồng cuộn hổ ngồi (chỉ về địa thế đẹp), hổ phụ sinh hổ tử (chỉ sự tự hào khi có thế hệ tiếp nối), long tranh hổ đấu (chỉ về đối thủ ngang tài ngang sức) hoặc còn nói khá nhiều trên bình diện quan trọng trong một đời sống xã hội với thiết chế xã hội như làm bạn với vua như đùa với hổ…

Hổ còn được tôn thờ và là hình tượng phổ biến đầy ấn tượng trong đời sống dân gian của người Việt với tục thờ hổ hay thờ thần hổ ở nhiều vùng miền. Hình tượng hổ bên cạnh mang sự quyền uy còn đáng nể cùng với nhận thức về công năng y tế và mỹ thuật khiến hổ sở hữu một những phẩm chất để có thể trở thành một linh vật của tôn giáo.

Hổ chiếm toàn bộ vũ trụ, ngự 5 phương, được gọi là ngũ hổ, ngũ dinh. Đạo mẫu đã lấy con hổ làm biểu tượng cho quyền uy. Ngũ hổ là chủ thể quyền uy 5 phương, có một sức mạnh lớn và nhờ sức mạnh có tính chi phối đó, vạn vật có trật tự.

Về mặt quan hệ xã hội, 5 phương chính là cộng đồng và đây chính là điểm đưa hổ lên tầm của sự đại đồng và bảo hộ (ví dụ như ở Hàn Quốc, hổ đóng vai trò là Thần bảo hộ). Ở Việt Nam, sau khi triết học Trung Hoa thâm nhập vào Việt Nam, tinh thần của loại triết thuyết này với ngũ sắc đã kết hợp với đạo Mẫu thuần Việt tạo nên ngũ hổ với 5 màu sắc.

Biểu tượng này của tôn giáo lan sang nghệ thuật dân gian, tạo nên bức tranh 5 ông hổ quay quần quanh một điện thờ hương khói vấn vít, chầu vào trung ương để che chở bảo hộ. Trong phong thủy, hổ là con vật tượng trưng cho sự quyền uy, mạnh mẽ, nhanh nhẹn và bản lĩnh.

Cũng trong văn hóa, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa, hổ là động vật có thật và gần như là duy nhất được người ta sánh đôi với rồng - một loài vật hư cấu tượng trưng cho quyền năng của tự nhiên. Nhiều bức hội họa, thư pháp, tranh thủy mặc ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản... có vẻ cảnh hổ và rồng đang ở tư thế gầm ghè chuẩn bị giao chiến và điều này cũng thể hiện trên những bức tượng, phù điêu khác.

Người Hàn Quốc quan niệm rằng khi trời mưa to là lúc rồng và hổ đang giao chiến kịch liệt. Nhiều câu thành ngữ, vần vè cũng có sự sánh đôi giữa rồng và hổ có thể kể đến như: Hổ còn được tôn thờ và là hình tượng phổ biến đầy ấn tượng trong đời sống dân gian của người Việt với tục thờ hổ hay thờ thần hổ ở nhiều vùng miền.

Nhiều câu thành ngữ, vần vè cũng có sự sánh đôi giữa rồng và hổ có thể kể đến như: Long tranh hổ đấu, rồng cuộn, hổ ngồi, long đàm hổ huyệt… Ngoài việc so sánh với loài rồng, với bản năng chiến đấu hung dữ của mình, hổ cùng là loài động vật được người ta chọn làm một bên trong các cuộc giao chiến giữa các loài muông thú mà điển hình là cặp đấu hổ với sư tử luôn là đề tài được quan tâm của nhiều người trong suốt lịch sử.

Bên cạnh đó, một cặp đấu đáng chú ý khác là cuộc chiến giữa hổ và voi. Đặc biệt ở Việt Nam, trong lịch sử người ta thường tổ chức những cuộc quyết đấu giữa các con voi chiến và các con hổ ở đấu trường với một cuộc chiến khá bất công dành cho hổ, ngoài ra hổ còn là đối thủ của nhiều động vật khác chẳng hạn như sói lửa (hồ), gấu, cá sấu, đại bàng hoặc những trận chiến với trâu nhà thông qua những câu chuyện kể lại của những người dân.

Bên cạnh đó, chúng ta còn biết đến những câu chuyện về những cuộc chiến đấu giữa hổ và người, những người có sức khỏe phi thường, tay không đánh hổ như Võ Tòng trong Thủy Hử, Phùng Hưng, Nguyễn Huệ, Lê Văn Khôi, Võ sư Nhật Bản Gogen Yamaguchi…

Mặt hổ phù nằm trong quan niệm tín ngưỡng văn hóa Phương Đông.
Mặt hổ phù nằm trong quan niệm tín ngưỡng văn hóa Phương Đông.

Và trong văn hóa phương Tây

Theo cách nhìn phương Tây thì trong văn hóa châu Á, hổ chỉ đóng vai trò thay thế sư tử để trở thành vua của muôn thú (King of the Beasts) khi sư tử luôn là biểu tượng của hoàng gia, biểu tượng của sức mạnh. Trong đời sống và văn hóa phương Tây có mô tả về hình ảnh của hổ nhưng đặt trong sự so sánh với một cuộc chiến cùng sư tử, điều này được tái hiện trong tranh vẽ của Eugène Delacroix, George Stubbs, và James Ward vào thế kỷ thứ XVIII và XIX. Trong Văn học Anh đã so sánh sức mạnh chiến đấu của hổ và sư tử, và các nhà thơ

Edmund Spenser, Allan Ramsey, và Robert Southey hay mô tả chiến thắng của sư tử. Oliver Goldsmith cho rằng hổ là hiện thân như một kẻ hay gây hấn, hung dữ và tính tình tàn bạo không cần thiết. Charles Knight cũng khẳng định sự tàn khốc vô cớ, sự tàn ác không cần thiết, và sự hèn nhát của hổ trong sự tương quan với lòng quảng đại và sự oai vệ của sư tử.

Trên những huy hiệu của các quốc gia phương Tây, hổ được khắc họa là một con quái vật huyền ảo với một cơ thể thon gọn của một con chó sói, có bờm, râu và chỏm lông ở đuôi giống sư tử cùng một cái mõm nhọn, điều này phản ánh việc nhiều nghệ sĩ châu Âu thời Trung cổ chưa từng bao giờ nhìn thấy một con hổ thực sự, cộng với một truyền thuyết về một con hổ mẹ dữ dằn, sẵn sàng quyết liệt bảo vệ con cái của họ trước những thế lực muốn bắt con của nó và nếu nó đứng trước một tấm gương thì con hổ cái sẽ bị thôi miên bởi chính hình ảnh của mình do đó một số huy hiệu có mô tả cảnh hổ nhìn chằm chằm vào gương.

Cũng theo cách nhìn của phương Tây thì trong văn hóa dân gian châu Á, hổ cũng là con vật thay thế chó sói để hóa thành những loài yêu quái hay yêu tinh chuyên biến hóa, hại người, hổ với hình dạng là những con mèo ma, yêu quái mèo (werecat) thay thế cho ma sói hay người

Trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc ở các nước phương Tây, hổ là loài vật được tôn thờ và sùng bái thông qua tập tục thờ hổ, hổ còn đóng vai trò là thần giám hộ của quốc gia, sự ngưỡng mộ loài hổ còn thể hiện thông qua danh xưng, đặt tên, làm linh vật, biểu tượng.

Tục thờ hổ bắt nguồn từ cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp thì lúc này hổ chính là sức mạnh thiên nhiên vừa gần gũi và là tai họa đối với con người, chính vì vậy mà con người thờ hổ.

Tìm hiểu trong hệ ngôn ngữ châu Âu, từ hổ bắt nguồn bằng từ tigre vốn được vay mượn từ tiếng Hy Lạp tigris, bản thân từ này lại vay mượn từ tiếng Ba Tư trong từ Anh-Mỹ thì hổ cái (tigress) lần đầu tiên được ghi lại năm 1611 và thuật ngữ Mắt hổ (yellowish-brown quartz) được ghi lại năm 1891.

Thuật ngữ tiếng Anh thông dụng chỉ về hổ là Tiger và chỉ về hổ cái là Tigeress, trong tiếng Pháp thì hổ còn gọi là Tigris, tiếng Tây Ban Nha thì hổ được gọi là El Tigre.

Một điều thú vị, ngày nay một số câu lạc bộ bóng đá ở châu Âu còn được cổ động viên hay báo chí lấy tên loài hổ để nói đến sức mạnh của cả tập thể. Câu lạc bộ bóng đá Đức là Bayer Muchen là một ví dụ. Họ được báo chí đặt biệt danh là con Hùm Xám xứ Bavaria với sức mạnh phi thường.

Trong văn học phương Tây, hổ đã gây cảm hứng đến nhiều người. Cả Rudyard Kipling trong The Jungle Books và William Blake trong Songs of Experience miêu tả nó như là con thú dữ tợn và đáng e sợ. Trong The Jungle Books, con hổ Shere Khan là kẻ thù lớn nhất và nguy hiểm nhất của Mowgli, ông vua không ngai của rừng rậm nhiệt đới.

Những chi tiết về con hổ cái Champawat và làm thế nào nó đã bị hạ sát có thể được tìm thấy trong cuốn sách Những kẻ ăn thịt người ở Kumaon (năm 1944), được viết bởi chính Jim Corbett. Tại thị trấn Champawat gần cầu Chataar và trên đường đến

Lohaghat, người ta đã đặt một tấm bảng xi-măng, đánh dấu nơi con hổ bị hạ sát. Tuy nhiên, vị trí chính xác nơi mà các con hổ đã bị giết bởi Jim Corbett là gần hơn với vị trí hiện tại của nhà máy thủy điện đó là từ tấm bảng này khoảng 1 km (0,62 dặm). Nhưng trong truyện tranh Calvin and Hobbes của Bill Watterson, Hobbes là con hổ đôi khi thoát ra khỏi vai trò của nó như là một con thú để ôm ấp.

Ở một khía cạnh khác là Tigger (Tíc-gơ), con hổ trong truyện Gấu Pooh của A. A. Milne, là con hổ luôn luôn đem lại may mắn và không bao giờ đem lại sự sợ hãi, sau đó hãng Walt Disney Television Animation sản xuất bộ phim My Friends Tigger & Pooh có xây dựng hình ảnh về chú hổ Tíc-gơ là chú hổ giọng khàn, hay di chuyển bằng cách nhảy tưng tưng bằng đuôi.

Trong tác phẩm A Tiger for Malgudi thì Yogi là con hổ tốt. Nhà văn Yann Martel đã đoạt giải Man Booker Prize năm 2002 với tiểu thuyết Cuộc đời của Pi (Life of Pi) về cậu bé Ấn Độ sống sót trên Thái Bình Dương với con hổ Bengal và đã được Lý An dựng thành bộ phim cùng tên.

Ở châu Âu, nhà thơ người Anh William Blake đã sáng tác bài thơ về hổ với tựa đề The Tyger (tạm dịch là Chúa sơn lâm) và được coi là bài thơ hay nhất trong sự nghiệp của ông và là bài thơ thuộc thể loại văn tuyển (anthology) hay nhất ở Anh với những trích đoạn nghệ thuật mô tả sự rực rỡ và mãnh lực của hổ:

Chao ôi hổ! Hổ cháy bừng như lửa

Chúa sơn lâm bừng cháy

giữa rừng đêm

Ánh mắt nào, bàn tay nào bất tử

Có thể tạo ra cái vẻ kinh hoàng.

Bờ vai nào, và từ đâu nghệ thuật

Tạo đường gân thớ thịt

của con tim?

Mỗi khi con tim dồn lên nhịp đập

Chân tay nào tạo nên

vẻ khiếp kinh?

Như vậy, chúng ta đã thấy rõ được vị trí, ý nghĩa đặc biệt của hình tượng con hổ trong cả nền văn hóa phương Đông cũng như phương Tây. Và có thể khẳng định, vẻ đẹp mạnh mẽ, thiêng liêng, bí ẩn của loài hổ từ xa xưa đến nay vẫn còn được người dân trên khắp thế giới khám phá và tôn thờ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.