Hình dung về thế kỷ 22

GD&TĐ - Hiện tại, ở mức dân số dưới 7 tỷ, loài người đã phải sống chung với đói nghèo, thiếu thốn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa chóng mặt… Vậy thế giới sẽ ra sao khi dân số lên tới 10 tỷ người ở thế kỷ 22?

Hình dung về thế kỷ 22

Tốc độ đô thị hóa quá nhanh sẽ khiến thế giới lúc đó có rất nhiều thành phố mới mọc lên và những “siêu thành phố” với dân số trên 20 triệu người sẽ không còn xa lạ ở nhiều quốc gia. Những “siêu thành phố” được dự đoán sẽ xuất hiện đầu tiên trong thế kỷ 22 bao gồm Bắc Kinh và Thượng Hải (Trung Quốc), Delhi và Mumbai (Ấn Độ), Jakarta (Indonesia), Mexico City (Mexico), Sao Paulo (Brazil).

Hiện giờ, thế giới có tới hơn 7.000 ngôn ngữ. Tuy vậy, những ngôn ngữ của các bộ tộc thiểu số sẽ nhanh chóng mất đi trong thế kỷ này do sự mai một cũng như nhu cầu giao tiếp và hòa nhập sẽ khiến những người sử dụng ngôn ngữ thiểu số dần chuyển sang sử dụng ngôn ngữ phổ thông.

Các ngôn ngữ được ít người sử dụng sẽ dần dần trở thành ngôn ngữ chết và chỉ còn xuất hiện trong các viện bảo tàng. Trong khi đó, tiếng Anh sẽ tiếp tục “giữ thế thượng phong” và duy trì vị trí ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất thế giới.

Điều này cho thấy, dân số thế giới sẽ ngày càng gia tăng số lượng người già. Năm 2010, con số này mới dừng ở mức 7,6%. Dự đoán ở thế kỷ 22, nhóm dân số trẻ sẽ phải lao động tích cực hơn để có thể đảm đương, gánh vác nhóm dân số già đang ngày càng gia tăng số lượng.

Dân số châu Phi năm 2010 là một tỷ. Bước sang thế kỷ 22, con số này sẽ tăng lên 3,6 tỷ. Sự thay đổi về tương quan dân cư trên khắp thế giới sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ, khi đó cứ 5 người châu Phi mới có một người châu Âu. Ngoại trừ châu Phi và một số nước đang phát triển, hầu hết các khu vực còn lại sẽ có sự phát triển dân số chậm. Ví dụ, dân số Mỹ sẽ chỉ tăng từ 311 triệu người lên 478 triệu người.

Hiện giờ, tuổi thọ trung bình của con người dừng ở mức 68. Con số ấn tượng - 81 tuổi - do Liên Hiệp Quốc dự đoán vẫn chưa bao gồm những khả năng có thể giúp nâng cao tuổi thọ như xử lý kỹ thuật gen, sử dụng dược phẩm hay những thành tựu y học khác… Bên cạnh đó, những yếu tố khách quan bất ngờ như thiên tai hay bệnh dịch cũng không thể tính đến. Hiện tại trên thế giới chúng ta có khoảng 925 triệu người thường xuyên sống trong tình trạng thiếu đói. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên bởi tình trạng Trái đất nóng lên sẽ khiến vấn đề nghèo đói thêm trầm trọng.

Nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên sẽ làm ngắn mùa sinh trưởng của các loại thực vật ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, gia tăng khả năng hạn hán và giảm năng suất của các loại cây lương thực chính như lúa, ngô… tới 20 - 40%. Điều đó có nghĩa hàng trăm triệu người sẽ phải tìm kiếm những nguồn thức ăn khác thay thế khi nguồn cung từ các loại lương thực truyền thống bị giảm sút.

Hàm lượng khí CO2 trong không khí tăng lên mạnh mẽ sẽ dẫn tới việc làm xuống cấp thậm chí hủy hoại hơn 9.000 dải san hô trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, san hô vốn là ngôi nhà trú ngụ, nguồn cung cấp thức ăn, nơi đẻ trứng… của vô số các loài động vật biển, vì vậy, thế giới dưới biển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến mất của san hô.

Những nguồn năng lượng có hạn như dầu mỏ, khí gas, than đá… rốt cuộc sẽ trở nên khan hiếm bởi chúng không phải những nguồn năng lượng vô hạn, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng của con người quá lớn như hiện nay. Những nguồn năng lượng có thể tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời được hi vọng sẽ nắm giữ vai trò thay thế. Con người sẽ ngày càng quen thuộc với việc sử dụng các loại năng lượng này. Đến thế kỷ 22, dự đoán những nguồn năng lượng có thể tái tạo sẽ nắm giữ vai trò chủ đạo.

Việc toàn cầu hóa gia tăng sẽ khiến nhiều người mang chất xám của mình ra nước ngoài lao động. Khái niệm “thế giới không biên giới” hay ranh giới bị xóa nhòa sẽ trở thành hiện thực. Con người khi đó chỉ cốt tìm đến nơi có cơ hội việc làm tốt, chất lượng cuộc sống cao. Khái niệm “công dân quốc tế” sẽ không còn xa lạ. Việc kết cấu dân cư đa dạng sẽ trở nên quen thuộc ở cả những nước vốn nổi tiếng có dân cư đông nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Khi đó, châu Á sẽ đón nhận nhiều người châu Âu, châu Mỹ… Những châu lục vốn đã quen với thành phần dân cư đa dạng sẽ càng trở thành “nồi lẩu dân cư”. Những đất nước, những thành phố không đi theo xu hướng tri thức toàn cầu, không chấp nhận sự đa dạng dân cư chắc chắn sẽ trở nên tụt hậu trong bối cảnh chung của thế giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ