Hình ảnh sóng xung kích bẻ cong ánh sáng quanh F-35C

GD&TĐ -Hải quân Mỹ vừa công bố những hình ảnh ngoạn mục về chuyến bay huấn luyện của tiêm kích F-35C tạo sóng xung kích độc đáo.

Hình ảnh kinh ngạc chiếc F-35C tạo nên.
Hình ảnh kinh ngạc chiếc F-35C tạo nên.

Chuyến bay huấn luyện của những chiếc F-35C thuộc Phi đội Đánh giá và Kiểm tra Hàng không Chín (VX-9) của Hải quân Mỹ được thực hiện ở miền nam California đã tạo ra những hình ảnh ngoạn mục với ánh sáng bị biến dạng quanh máy bay.

Những hình ảnh ngoạn mục trong chuyến bay của F-35C

Theo lý giải của chuyên gia Thomas Newdick: "Hình ảnh Schlieren cho ta thấy được sóng âm nhờ vào sự thay đổi mật độ không khí và sự biến đổi kèm theo trong chỉ số khúc xạ ánh sáng".

Ở tốc độ dưới sóng âm, không khí di chuyển đều xung quanh thân máy bay. Tuy nhiên, khi máy bay đạt tốc độ siêu âm, tốc độ di chuyển của không khí tại một số khu vực cục bộ trên thân máy bay đạt tốc độ âm thanh, sóng xung kích được tạo ra bởi sự thay đổi áp suất do sự hình thành các vùng sóng siêu âm, biểu thị vị trí mà không khí chuyển động ở tốc độ cận âm sang siêu âm.

Khi mật độ không khí thay đổi, do hậu quả của sóng xung kích, tạo ra sự thay đổi trong chỉ số khúc xạ của không khí, dẫn tới sự biến dạng ánh sáng, giúp con người quan sát được hiện tượng này.

Với các nhà sản xuất quân sự, hiểu rõ về vị trí và cường độ của sóng xung kích tạo ra khi máy bay vận hành là rất cần thiết để xác định hiệu suất khí động học của máy bay khi hoạt động ở tốc độ siêu âm, từ đó giúp cải thiện hiệu suất hoạt động cũng như thiết kế các máy bay trong tương lai.

F-35C là biến thể dành riêng cho các hoạt động trên tàu sân bay và hàng không mẫu hạm đầu tiên của Hải quân Mỹ triển khai F-35C chính là chiếc USS Carl Vinson.

Thiếu tá Mark Dion, phi công đã chuyển đổi từ F/A-18 Super Hornet sang F-35C, nói rằng, máy bay thế hệ thứ 5 là chiếc máy bay mà mọi phi công chiến đấu Mỹ muốn lái.

"F-35C có năng lực vượt xa hơn nhiều so với F/A-18 Hornet. Chiếc máy bay có thể đưa ra cảnh báo tình huống nhiều hơn. Các cảm biến trên F-35C cung cấp nhiều thông tin hơn để phi công đưa ra quyết định, quyết định tốt hơn, nhanh hơn và lợi hại hơn.

Nếu định đánh chặn, F-35C sẽ là chiếc máy bay mà bạn muốn điều khiển. Nó cho bạn khả năng ít hoặc không bị phát hiện bởi đối phương, từ đó tăng hiệu quả chiến đấu và giảm đáng kể nguy cơ bị tấn công.

Đây là điều không được hỗ trợ trên F/A-18, loại máy bay thế hệ thứ 4. Tiêm kích F-35C có khả năng cơ động tốt trong tình huống cận chiến trên không. Tôi đã điều khiển cả 2 loại và F-35 chính xác là chiếc máy bay mà tôi muốn", phi công Mỹ cho biết.

Tiêm kích tàng hình F-35C là phiên bản có nhiều đặc điểm khác mẫu F-35A/B và cũng là biến thể nặng nhất trong dòng F-35. Khung thân và càng đáp của F-35C được gia cố để cất hạ cánh trên tàu sân bay, cánh có thể gập lại để tiết kiệm diện tích, phần đuôi được gắn thêm móc hãm đà.

Mỗi tiêm kích tàng hình F-35C có giá hơn 117 triệu USD, chưa tính chi phí vũ khí đi kèm. Nếu tính cả vũ khí, giá mỗi chiếc F-35C có thể lên tới hơn 140 triệu USD. Đây là dòng chiến đấu cơ đắt đỏ thứ 2 của Quân đội Mỹ sau tiêm kích tàng hình F-22 Raptor.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Làm sạch và khử trùng các bề mặt “thường xuyên chạm vào” xung quanh nhà. (Ảnh: ITN)

Mẹo dễ dàng làm sạch nhà trước Tết

GD&TĐ - Nghỉ Tết, bạn sẽ dành phần lớn thời gian ở nhà, vì vậy không có gì quan trọng hơn việc bắt đầu làm sạch kỹ càng không gian sống của mình.

Lễ cúng rừng Nà Hẩu vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Độc đáo 'Tết rừng' Nà Hẩu

GD&TĐ - Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, Yên Bái) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ảnh chụp từ trailer.

Thưởng thức kịch 'Dưới bóng giai nhân'

GD&TĐ - Nhà hát Kịch Idecaf tiếp tục công diễn vở “Dưới bóng giai nhân” (tác giả - đạo diễn: Quang Thảo) lúc 19 giờ 30 ngày 19/1 tại Nhà hát Bến Thành.