Hình ảnh rõ nét tiết lộ tính năng tiêm kích tàng hình J-50 Trung Quốc

GD&TĐ - Tiêm kích tàng hình J-50 của Trung Quốc nối tiếp chiếc J-36 đang thu hút sự quan tâm lớn từ truyền thông quốc tế.

Hình ảnh rõ nét tiết lộ tính năng tiêm kích tàng hình J-50 Trung Quốc

Lực lượng hàng không quân sự Trung Quốc đã tiến thêm một bước nữa trong việc củng cố vị thế của mình trên trường thế giới: những bức ảnh rõ nét nhất cho đến nay về một loại máy bay tàng hình tiên tiến do Tập đoàn Thẩm Dương (SAC) phát triển đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.

Được cho là có tên định danh J-50, chiếc tiêm kích này lần đầu tiên thu hút sự chú ý của các chuyên gia vào tháng 12 năm 2024 và hiện đã hé lộ một số tính năng thiết kế nhờ những hình ảnh mới.

Các nhà phân tích đồng ý rằng chúng ta đang nói về một cỗ máy đầy hứa hẹn, có thể trở thành đối thủ đáng gờm của những chiến đấu phương Tây trong cuộc chiến giành quyền thống trị trên không.

Theo thông tin được trang The Aviationist công bố, J-50 là tiêm kích có cấu hình "cánh bay", được trang bị 2 động cơ và cánh hình lambda đặc trưng. Giới chuyên gia nhận xét, hình dạng này mang lại sự kết hợp tối ưu giữa các đặc điểm khí động học và khả năng tàng hình, giúp máy bay chiến đấu ít bị radar của đối phương phát hiện hơn.

Những bức ảnh mới đã bác bỏ giả thuyết trước đó về khả năng sử dụng cánh có hình dạng thay đổi, xác nhận tính ổn định của thiết kế đã chọn. Những cửa hút gió nằm ở hai bên thân và các vòi phun điều hướng lực đẩy được đề xuất cho thấy khả năng cơ động cao và tiềm năng sử dụng trong điều kiện chiến đấu khó khăn.

Những hình ảnh này cũng tiết lộ về khoang chứa vũ khí: khoang bên trong bụng và bên hông, cho thấy khả năng mang theo nhiều loại bom - tên lửa khác nhau trong khi vẫn giữ được khả năng tàng hình của J-50.

Có thể nhìn thấy một phần lồi ra bên dưới buồng lái, mà các chuyên gia cho rằng đó là nơi lắp đặt hệ thống quang điện tử tương tự như hệ thống sử dụng trên một máy bay chiến đấu khác của Trung Quốc là J-35.

Điều này cho thấy tính liên tục của công nghệ và mong muốn chuẩn hóa những yếu tố chính trong quá trình phát triển của SAC. Chuyến bay đầu tiên của J-50 diễn ra vào ngày 20 tháng 12 năm 2024, có sự tham gia của một chiếc J-16 đi kèm, vốn đã trở thành thông lệ để thử nghiệm máy bay mới.

Đáng chú ý, cuộc trình diễn công khai diễn ra vào ngày 26 tháng 12, ngày sinh của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Các nhà phân tích cho rằng đây không phải sự trùng hợp ngẫu nhiên mà tiếp tục truyền thống sắp xếp thời gian tổ chức các sự kiện quan trọng của đất nước, giống như trường hợp ra mắt J-20 vào năm 2010.

j-50-design-breakdown-chinas-second-next-gen-jet-exposed.jpg
Năng lực quân sự của Trung Quốc khiến Mỹ cảm thấy rất lo lắng.

Theo The Aviationist ngày 4 tháng 4 năm 2025, những bức ảnh mới chụp trong chuyến bay thử nghiệm là những gì chi tiết nhất cho đến nay. Các chuyên gia cho biết J-50 có những đặc điểm điển hình của tiêm kích thế hệ thứ sáu, mặc dù phân loại chính xác của nó vẫn là vấn đề gây tranh cãi do thiếu thông số kỹ thuật chính thức.

Không giống như chiếc J-36 lớn hơn, do Tập đoàn Thành Đô phát triển và cũng được ra mắt vào tháng 12 năm 2024, J-50 nhỏ hơn và có thể được thiết kế cho vai trò khác, không loại trừ khả năng đây là máy bay chiến đấu đa năng hoặc dùng để chiếm ưu thế trên không.

Chính quyền Trung Quốc vẫn chưa bình luận về dự án này, nhưng việc không kiểm duyệt hình ảnh trên Internet cho thấy thông tin đã được tiết lộ một cách có chủ đích để chứng minh sự tiến bộ về công nghệ.

Trong bối cảnh của những sự kiện vừa diễn ra, điều đáng nói là bối cảnh cạnh tranh quốc tế. Đầu năm 2025, Mỹ đã công bố hợp đồng với Boeing để phát triển tiêm kích thế hệ thứ sáu F-47 như một phần của chương trình NGAD - một phản ứng trước tham vọng hàng không quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, Reuters đưa tin.

Sự xuất hiện của J-50, cũng được trang bị công nghệ tàng hình tiên tiến và có khả năng mang theo tên lửa tầm xa như PL-15 và PL-17, giúp Bắc Kinh củng cố vị thế trong cuộc cạnh tranh này.

Theo tờ Asia Times ngày 2 tháng 1 năm 2025, những phát triển của Trung Quốc ngày càng được coi là mối đe dọa đối với ưu thế trên không của Mỹ, đặc biệt là khi xét đến tốc độ thử nghiệm và đưa vào sử dụng máy bay mới nhanh chóng.

Cảnh quay rõ nét về tiêm kích tàng hình J-36 của Trung Quốc.
Theo The Aviationist

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ