Tại Nhật Bản, rước kiệu là một nghi thức thần thánh trang nghiêm không thể thiếu ở các lễ hội địa phương, hầu hết đều do thanh niên trai tráng đảm nhận. Kiệu được trang trí hoa lệ và long trọng, thể hiện đầy đủ nhất tín ngưỡng vào thần linh của người Nhật.
Chiếc kiệu được trang trí lộng lẫy và nặng tới 500kg.
Thế nhưng đồng nghĩa với mức độ hoành tráng là cân nặng của những chiếc kiệu đôi khi lên tới 500kg.
Đây là một con số khổng lồ so với sức lực của những người khiêng kiệu. Dù một nhóm khiêng kiệu tập hợp toàn các thanh niên trai tráng, khoẻ mạnh, thì họ cũng phải rước kiệu đi cả một quãng đường dài. Chiếc kiệu nặng 500kg đã khiến họ phải hao tổn rất nhiều sức lực, trải qua nhiều năm, những dấu vết trên cơ thể họ khiến nhiều người phải kinh hãi.
Những vết u hình thành trên vai người khiêng kiệu
Gần đây, một người dân địa phương ở Nhật Bản đã chia sẻ những bức ảnh gây sốc về dấu vết để lại trên cơ thể khi phải khiêng kiệu nặng hàng trăm kg. Trên vai của những người khiêng kiệu có những khối u sưng to khiến ai nhìn vào cũng phải giật mình. Nguyên nhân chính là do sức nặng của kiệu đè lên vai mà thành.
Ai cũng phải kinh hãi trước những hình ảnh này.
Rất nhiều người đã để lại bình luận bên dưới những bức ảnh này bày tỏ sự kinh ngạc và sốc của bản thân. Bởi không ai nghĩ việc khiêng kiệu lại gây ra những dấu vết trông đau đớn như vậy. "Trời thì nắng, kiệu thì quá nặng, họ có thể chống đỡ được như vậy thật là quá khoẻ.", "Tôi không thể tưởng tượng được mình ở trong vị trí đấy thì sẽ ra sao.", "Một lần nữa, những chàng trai này đã chứng minh được sức mạnh của con người là vô đối."...
Tuy nhiên với họ thì được khiêng kiệu là một điều đáng tự hào.
Những khối u trên vai những người rước kiệu được hình thành sau một thời gian dài bị sức nặng của kiệu đè lên, khiến cho máu không thể lưu thông. Hơn nữa, đây cũng là dấu vết của nhiều năm tích lại mà thành. Nhưng không vì thế mà những thanh niên này nề hà trọng trách được giao. Được khiêng kiệu trong các lễ hội truyền thống là niềm vinh dự với nhiều người.
Dấu vết để lại trên vai của hai người đàn ông trung niên sau nhiều năm khiêng kiệu trong các lễ hội địa phương.