Hiệu trưởng vùng cao “bật mí” kinh nghiệm thực hiện xã hội hóa giáo dục

GD&TĐ - Là một trong những trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2 và được đoàn đánh giá ngoài về kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3; Trường Tiểu học Đồng Xuân (Thanh Ba, Phú Thọ) đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Dưới đây là chia sẻ kinh nghiệm của thầy Hiệu trưởng Đỗ Thành Đô về công tác này.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Thứ nhất, lấy được niềm tin trong đội ngũ, trong các tổ chức đoàn thể và trong nhân dân địa phương. Theo đó, nhà trường đã quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo, vận dụng linh hoạt sáng tạo vào tình hình thực tế của địa phương, của đơn vị.

Làm tốt công tác tư tưởng chính trị cho đội ngũ, tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, khắc phục khó khăn, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, duy trì nghiêm nền nếp các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt chất lượng dạy và học. Sự tiến bộ của mỗi học sinh là niềm tin vững chắc của phụ huynh đối với nhà trường.

Thứ hai: Xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt dân chủ trong các hoạt động.

Theo kinh nghiệm của thầy Đỗ Thành Đô, người quản lý phải xây dựng được kế hoạch về đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa, mua sắm trang thiết bị theo từng giai đoạn, từng năm; có tầm nhìn chiến lược, ưu tiên những hạng mục thiết thực cần có theo thứ tự trước, sau phù hợp với khả năng thực tế, điều kiện của nhà trường. Trong đó quan tâm đến chất lượng công trình, có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ; đảm bảo làm đến đâu chắc chắn đến đó.

Phát huy quyền dân chủ, thống nhất bàn bạc thảo luận những nội dung công việc cần làm từ chi bộ, nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp, tôn trọng ý kiến của từng thành viên; khi đã thật sự thống nhất xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên mới tổ chức triển khai thực hiện. Chỉ tổ chức quyên góp ủng hộ, tài trợ 1 lần/ năm học.

Thầy Đỗ Thành Đô - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Xuân
 Thầy Đỗ Thành Đô - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Xuân

Thứ ba: Đa dạng hóa các hình thức ủng hộ và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn ủng hộ tài trợ.

Thầy Đỗ Thành Đô trao đổi, mọi nguồn lực huy động được phải đảm bảo công khai minh bạch, rõ ràng; thanh quyết toán kịp thời; niêm yết công khai thu, chi.

Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền vận động từ đội ngũ cán bộ giáo viên và bản thân Hiệu trưởng tích cực tham gia ủng hộ. Trong xây dựng, mua sắm phải có ban tiếp nhận ủng hộ, tài trợ, ban xây dựng rõ ràng thực hiện nguyên tắc công khai; tuyệt đối không để xảy ra lãng phí, thất thoát. Phụ huynh không ngại ủng hộ mà rất ngại đồng tiền ủng hộ chi không đúng mục đích, sử dụng không hiệu quả.

Mặt khác, đa dạng hóa các hình thức ủng hộ, bằng hiện vật, bằng công trình xây dựng, bằng tiền mặt; tuyệt đối không đặt ra định mức, không cào bằng, không bình quân.

"Năm học 2018-2019 này nhà trường có quy mô 17 lớp với 565 học sinh. Nhà trường tiếp tục cố gắng phát huy nội lực làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để duy trì trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Đồng thời cải tạo nâng cấp khuôn viên để nhà trường có một diện mạo an toàn, thân thiện, có thẩm mỹ mang tính giáo dục cao"- thầy Đỗ Thành Đô.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.