Hiệu trưởng chia sẻ “chiêu” chỉ đạo công tác tự đánh giá

GD&TĐ - Nhiều năm kinh nghiệm quản lý trong trường phổ thông, thầy Đoàn Khắc Miện - Hiệu trưởng trường THCS Cẩm Ninh, Ân Thi, Hưng Yên đã đúc rút ra những giải pháp có hiệu quả trong chỉ đạo công tác tự đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Hiệu trưởng chia sẻ “chiêu” chỉ đạo công tác tự đánh giá

Xây dựng đội ngũ vững mạnh, môi trường học tập tích cực

Trong quá trình xây dựng đội ngũ, theo thầy Đoàn Khắc Miện, Hội đồng tự đánh giá phải tuân thủ đúng theo các văn bản chỉ đạo, các chế độ chính sách của ngành Giáo dục, của Đảng và Nhà nước; đồng thời phải huy động được sức mạnh tổng hòa về nội và ngoại lực để phát triển.

Hiệu trưởng - Chủ tịch Hội đồng công tác tự đánh giá phải tự học tập, rèn luyện để có đủ trình độ, năng lực, nắm được định hướng phát triển chung của ngành và đặc thù riêng của đơn vị, địa phương.

Để thực hiện công tác Tự đánh giá (KĐCLGD) đạt hiệu quả, cần bám sát bảy tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS, đó là:

Chiến lược phát triển giáo dục của trường THCS; tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục; tài chính và cơ sở vật chấtquan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. 

Thầy Đoàn Khắc Miện

Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phải có căn cứ, tính khoa học, bảo đảm tính khả thi khi thực hiện, tránh tuỳ tiện, áp đặt.

Cần lắng nghe ý kiến của tập thể hội đồng sư phạm và các nguồn dư luận xã hội để giải quyết kịp thời những thắc mắc, mâu thuẫn, tạo nên sự hoà hợp thống nhất trong việc phát triển đồng bộ nguồn lực và chất lượng giáo dục.

Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, năng lực chuyên môn, năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo.

Đồng thời, tổng kết, đánh giá và khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích trong quá trình thực hiện công tác tự đánh giá.

Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên về đạo đức, nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên cần phải đặt lên hàng đầu. 

Bên cạnh đó, phải luôn tìm tòi đổi mới các hình thức tổ chức mới và hiệu quả trong quá trình hoạt động sư phạm, nhằm tăng hưng phấn cho đội ngũ, tránh sự nhàm chán.

Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để kết quả học tập của học sinh được nâng cao. Chú trọng dạy học theo nhóm đối tượng, quan tâm đồng đều các đối tượng học sinh.

Tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp, trao đổi chuyên môn, công tác chủ nhiệm và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tích cực sáng tạo trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, sưu tầm tài liệu bộ môn. Động viên khuyến khích, đặt ra yêu cầu mới và sáng tạo không ngừng.

Cùng với đó, việc xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh cũng cần được chú trọng.

Những lưu ý khi tiến hành tự đánh giá

Để đánh giá công tác kiểm định chất lượng của nhà trường, thầy Đoàn Khắc Miện cho biết, nhất thiết phải theo các bước cơ bản sau:

Tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn thống nhất; đánh giá ngoài đối với tự đánh giá của nhà trường; công nhận và công khai kết quả kiểm định của công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài.

Sản phẩm cuối cùng một bản báo cáo đầy đủ, đúng thực chất về những mặt nhà trường đã làm tốt, những việc còn hạn chế cần khắc phục và kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục các điểm còn tồn tại giúp cho nhà trường liên tục cải tiến chất lượng trong thời gian tới.

Những cái đạt được lớn hơn là đào tạo được lớp lớp thế hệ trẻ có đạo đức, có tri thức và tinh thần tự tôn dân tộc, sẵn sàng phục vụ quê hương, tổ quốc. Qua đó vai trò của giáo dục- giáo dục có chất lượng, tiếp tục được khẳng định và được đón nhận, tôn vinh.

Thực hiện công tác tự đánh giá là công việc khó khăn, phức tạp, phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài.

Đây là công việc cần thiết để đánh giá hiệu quả giảng dạy của từng giáo viên và chất lượng giáo dục của nhà trường một cách khoa học, khách quan.

Mặc dù điều kiện kinh tế, xã hội ở mỗi địa phương có đặc thù riêng, trình độ tiếp thu tri thức có sự khác nhau giữa các cá thể học sinh, nhưng yêu cầu cơ bản của công tác tự đánh giá là đảm bảo đúng quy trình, đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của cơ sở giáo dục.

Qua đó, đưa ra phương hướng cải tiến, nâng cao chất lượng. Từ đó tất cả người học được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng tương ứng với trình độ học vấn ở bậc THCS (bao gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ, thẩm mỹ).

Đó là công việc đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ, theo một quy trình nhất quán.

Chính vì lẽ đó, theo thấy Đoàn Khắc Miện, muốn làm tốt công tác tự đánh giá, người chỉ đạo phải thật sự là người có hiểu biết đầy đủ về các quy định, văn bản hướng dẫn thực hiện, đặc thù của cấp học, của địa phương, có tâm huyết, có quan điểm đúng đắn, có kế hoạch cụ thể và phù hợp.

Mặt khác phải thường xuyên theo dõi, bám sát kế hoạch và thực hiện kiểm tra đánh giá tổng kết kịp thời về các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công tác tự đánh giá , góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển giáo dục của đơn vị và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

9 bài học kinh nghiệm chỉ đạo công tác tự đánh giá

Công tác tự đánh giá là một quá trình lâu dài, có tính hệ thống nên việc thực hiện tránh việc nóng vội, áp đặt.

Trước hết chúng ta cần phân tích các số liệu thống kê về giáo dục của đơn vị trong thời gian qua; các tác nhân tác động, chi phối kết quả đó.

Trên cơ sở đạt được, ghi nhận sự cố gắng, những kết quả đã đạt được, đồng thời đánh giá những khó khăn, thách thức phải giải quyết.

Và từ đó chúng ta định hướng mang tầm chiến lược cho sự phát triển của đơn vị trong thời gian tiếp theo.

Thầy Đoàn Khắc Miện

Thầy Đoàn Khắc Miện chia sẻ 9 bài học sinh nghiệm rút ra trong quá trình chỉ đạo thực hiện công tác tự đánh giá tại Trường THCS Cẩm Ninh.

Thứ nhất: Phải triển khai cho giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc tự đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay.

Thứ 2: Công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí đã tự đánh giá và thực hiện quyền dân chủ của các nhóm công tác qua tổ chức phản biện và lấy ý kiến đóng góp của tập thể giáo viên trong báo cáo tự đánh giá là yếu tố phát huy mạnh năng lực phân tích, tổng hợp và năng lực làm việc của các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá.

Thứ 3: Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của tổ văn phòng, các tổ chuyên môn và các bộ phận khác trong nhà trường là điều kiện có tính quyết định cho việc cập nhật thông tin và các văn bản minh chứng cho các tiêu chuẩn trong đánh giá.

Thứ 4: Hàng năm, lãnh đạo nhà trường phải ban hành đầy đủ các loại văn bản để quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động của trường. Đồng thời tổ chức kiểm soát chất lượng, làm tốt công tác cập nhật, lưu trữ hồ sơ theo qui định của Điều lệ trường phổ thông và văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT.

Thứ 6: Việc thu thập thông tin minh chứng phải chỉ đạo cho tổ văn phòng thực hiện trước khi các nhóm công tác triển khai đánh giá. Tuyệt đối tránh tình trạng đến thời điểm tự đánh giá mới đi tìm thông tin minh chứng các năm học đã qua.

Thứ 7: Phải thiết lập đầy đủ các biên bản để theo dõi và ghi nhận quá trình làm việc của các nhóm và của Hội đồng tự đánh giá thì chủ tịch Hội đồng tự đánh giá mới điều hành hoạt động của Hội đồng thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch.

Thứ 8: Công tác tự đánh giá nhà trường là công khai, cam kết chất lượng với toàn xã hội. Vì vậy, khi đánh giá phải thể hiện tính khách quan, trung thực; các giải thích, nhận định, kết luận cần dựa trên những thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, bảo đảm độ tin cậy cao; bao quát đầy đủ các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn.

Thứ 9: Người chỉ đạo công tác tự đánh giá phải nghiên cứu nắm các văn bản, quy trình thực hiện, trình tự tiến hành; tập hợp được trí tuệ của Hội đồng sư phạm nhà trường, phát huy được năng lực sở trường của từng cá nhân trong việc nâng cao chất lượng giáo dục;

Có uy tín, năng lực chỉ đạo kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường, các tổ chức xã hội… thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục; huy động toàn xã hội tham gia đóng góp và giám sát chất lượng giáo dục...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ