Hiệu quả tích cực của việc đưa doanh nghiệp vào hợp tác đào tạo và mở rộng cơ hội việc làm cho người học

GD&TĐ - Chiều ngày 5/7 Khoa Chăn nuôi thú y, Trường ĐH Nông lâm – ĐH Thái Nguyên, đã tổ chức tổng kết hợp tác doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2021 và hội thảo định hướng hợp tác phát triển giai đoạn 2022- 2025. Tham dự có đông đảo các doanh nghiệp đã hợp tác cùng khoa và nhà trường. 

TS Phan Thị Hồng Phúc, Trưởng Khoa Chăn nuôi thú y trình bày báo cáo
TS Phan Thị Hồng Phúc, Trưởng Khoa Chăn nuôi thú y trình bày báo cáo

Báo cáo tổng kết được TS Phan Thị Hồng Phúc, Trưởng Khoa Chăn nuôi thú y (CNTY) trình bày cho thấy trong 6 năm qua, Khoa CNTY luôn nhận được sự quan tâm, tài trợ các nguồn kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động của khoa. Cơ quan, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng tham gia giảng dạy/định hướng nghề nghiệp với sinh viên. Doanh nghiệp và nhà tuyển dụng cung cấp địa bàn học tập cho sinh viên. Nhà tuyển dụng và doanh nghiệp tham gia tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp. Doanh nghiệp tài trợ kinh phí cho các hoạt động đào tạo. Doanh nghiệp và nhà tuyển dụng tham gia đánh giá chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp. Trong quá trình đào tạo sự hợp tác với các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng đóng vai trò quan trọng.

Tại buổi lễ, lãnh đạo nhà trường đã khen thưởng tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong thời gian qua. Tiếp đó, Hội thảo định hướng giai đoạn 2022-2025 được chia thành 4 nhóm thực hiện, bàn sâu về các vấn đề đào tạo, việc làm và tham gia quá trình khởi nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho người học sao cho hiệu quả.

Nhóm 1, do PGS.TS Lê Văn Thơ điều hành, nội dung tập trung vào việc doanh nghiệp tham gia xây dựng khung CTĐT; Tham gia xây dựng đề cương học phần; Tham gia đào tạo tại doanh nghiệp, cùng giảng viên trên giảng đường; Các khoá đào tạo ngoại khoá; Tham gia đánh giá sinh viên cùng giảng viên các lớp học phần … Hình thức và cách tổ chức tiếp nhận sinh viên thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp thế nào cho hiệu quả; Cách thức giải quyết vấn đề này sinh trong quá trình sinh viên TTNN và TTTN tại doanh nghiệp như thế nào; Cơ chế hợp tác trong ĐT giữa nhà trường và DN và giải pháp để thuận lợi cho cả Khoa và doanh nghiệp, đặc biệt tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia càng nhiều càng tốt

Nhóm 2 do PGS.TS Nguyễn Hưng Quang điều hành nội dung tập trung thảo luận: Doanh nghiệp tham gia đào tạo và hỗ trợ các hoạt động ngoại khóa như thế nào? Các hoạt động ngoại khóa như: Kỹ năng nghề: Xây dựng các chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với công ty; Thông qua các Semenar chuyên môn cho CBGV và SV; Các cuộc thi/giao lưu rèn luyện kỹ năng nghề tại Nhà trường và DN; Định hướng nghề nghiệp sinh viên. Kỹ năng mềm: Xây dựng các chuẩn kỹ năng mềm phù hợp với văn hoá công ty; Các hoạt động thể thao (bóng đá, bóng chuyền…); Các khoá tham quan dã ngoại tại các công ty/trang trại; Hỗ trợ công tác tuyển sinh, công tác truyền thông.

Hội thảo chia thành 4 nhóm với chủ đề Doanh nghiệp tham gia đào tạo và hỗ trợ các hoạt động ngoại khóa

Hội thảo chia thành 4 nhóm với chủ đề Doanh nghiệp tham gia đào tạo và hỗ trợ các hoạt động ngoại khóa

Nhóm 3 do PGS.TS Nguyễn Viết Hưng điều hành nội dung về: Doanh nghiệp tham gia hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên; Hỗ trợ mở lớp tập huấn về khởi nghiệp; Hỗ trợ các chuyên gia trực tiếp tập huấn về khởi nghiệp… Doanh nghiệp tham gia hỗ trợ sinh viên NCKH thế nào cho hiệu quả: Hỗ trợ địa bàn nghiên cứu, vật tư, động vật, trang thiết bị nghiên cứu, kinh phí triển khai…; Trao giải thưởng cho các ý tưởng khởi nghiệp, đề tài NCKH của sinh viên đạt kết quả xuất sắc; Cho phép giảng viên và sinh viên cùng tham gia các hoạt động Khởi nghiệp và NCKH tại công ty; Cơ chế phối hợp NCKH giữa công ty và Nhà trường

Nhóm 4 được TS Trần Thị Hoan điều hành với nội dung Doanh nghiệp tham gia định hướng nghề nghiệp và tuyển dụng nhân sự. Như việc: Xây dựng các khoá định hướng nghề nghiệp cho sinh viên: theo đa chiều, đặc thù ngành nghề…; Tư vấn cho sinh viên hoàn thành hồ sơ nghiệp…; Tổ chức các khoá đào tạo định hướng nghề nghiệp cho sinh viên từ học kỳ I năm nhất và suốt trong quá trình học. Đặc biệt là hình thức và cách thức tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp: Xây dựng các chỉ tiêu, vị trí tuyển dụng nhân sự dự kiến trong 5 năm tới; Tập huấn kỹ năng về chinh phục nhà tuyển dụng; Cách thức tổ chức để các DN tham gia vào quá trình tuyển dụng sinh viên; Truyền thông về quá trình tuyển dụng nhân sự của công ty.

PGS.TS Nguyễn Hưng Quang, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm: Sự hợp tác giữa khoa Chăn nuôi thú ý với các doanh nghiệp nhiều năm nay được xem là một trong các giải pháp hữu hiệu của nhà trường, cần được khuyến khích, lan tỏa hơn nữa trong tất cả các khoa chuyên môn để nâng cao chất lượng đào tạo. Các lĩnh vực hợp tác đã giúp ngắn giữa lý thuyết và thực tiễn, góp phần nâng cao chắt lượng đào tạo, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả xã hội, người học, nhà trường và doanh nghiệp. Việc tiếp cận thực tế, giúp SV có định hướng và lựa chọn nghề nghiệp ngay từ đầu, gắn bó và yêu nghề hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.