Hiệu quả ban đầu từ thí điểm đề án chuyển đổi số trong trường học Thanh Hóa

GD&TĐ - Thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ, ngành giáo dục (GD) Thanh Hóa đã thực hiện thí điểm trong một số trường học.

Giờ học trong phòng học thông minh của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, TP Thanh Hóa.
Giờ học trong phòng học thông minh của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, TP Thanh Hóa.

Chuyển đổi số trong trường học

Đầu tháng 10/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký quyết định về việc ban hành kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh này đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đối với chuyển đối số trong lĩnh vực GD ở Thanh Hóa, được đặt ra những yêu cầu, như: Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thống nhất nhận thức về chuyển đôi số cho cán bộ quản lý và GV các trường học trên địa bản tỉnh.

Xây dựng hạ tầng CNTT cho các trường theo hướng hiện đại, thiết thực, hiệu quả. Đến năm 2025, có 100% các trường được kết nối đường truyền Internet băng thông rộng.

100% học sinh (HS) được tiếp cận dịch vụ Internet và các kho học liệu trực tuyến và 100% các trường học có trang thông tin điện tử.

Cô và trò Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám trong lớp học thông minh
Cô và trò Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám trong lớp học thông minh

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và các nền tảng số để đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kết hợp học trên lớp, học trực tuyến.

Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy, học tập.

Số hóa tài liệu, giáo trình, xây dựng nên tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp, trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa.

100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của HS trước khi đến lớp học.

Phòng học thông minh cấp độ I được trang bị máy chủ và 35 máy tính cho học sinh.
Phòng học thông minh cấp độ I được trang bị máy chủ và 35 máy tính cho học sinh.

Hoàn thiện và triển khai sử dụng rộng rãi hệ thống phần mềm quản lý giáo dục với các phân hệ quản lý mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phô thông. Triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục, đào tạo...

Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định ban hành kế hoạch, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã tổ chức lớp tập huấn “Xây dựng phần mềm xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử”. 

Thành phần tham gia lớp tập huấn này là các đơn vị trực thuộc Sở (các trường THPT, trường liên cấp THCS-THPT và Trung tâm GDTX và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp tỉnh). Trong đó, mỗi đơn vị  cử 1 cán bộ quản lý, 1 cán bộ CNTT và 1 nhân viên văn thư tham gia lớp tập huấn.

Các thành viên tham gia được tập huấn về việc xử lý văn bản đi – đến giữa các đơn vị với Sở; các đơn vị với nhau và xử lý văn bản đi- đến với các ngành khác. Tức là chuyển đổi văn bản từ môi trường giấy sang môi trường điện tử...

Hiệu quả bước đầu

Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, TP Thanh Hóa là một trong 4 trường đầu tiên được Sở GD&ĐT tỉnh này chọn làm thí điểm “Chương trình Chuyển đổi số trong trường học”.

Theo đó, nhà trường được đầu tư 1 phòng học thông minh cấp độ I và 6 phòng cấp độ 2. Đối với phòng cấp độ I, được trang bị máy chủ dành cho giáo viên (GV), 1 bảng tương tác và 35 máy tính dành cho HS. Còn 6 phòng cấp độ 2, gồm có 6 bảng tương tác để kết nối với máy tính của GV.

Cô giáo tận tình hướng dẫn học trò học bài.
Cô giáo tận tình hướng dẫn học trò học bài.

Theo đánh giá của cô giáo Nguyễn Thị Hạnh – Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, phòng học thông minh là sự kết nối giữa máy tính của GV (máy chủ) với các máy tính của HS và bảng tương tác. Đây là sự kết nối đồng bộ giữa các thiết bị hiện đại trong lớp học. Đồng thời, có sự kết nối một cách đa dạng, hình ảnh âm thanh, video... trực quan.

Phòng học thông minh giúp cho ban giám hiệu có thể quản lý tốt về GV, HS và chất lượng GD qua phần mềm quản lý của nhà trường.

Đối với GV, thì máy tính là cơ sở dữ liệu, có thể tích hợp tất cả các kiến thức, kỹ năng, tài liệu trong sách giáo khoa hoặc tài liệu giảng dạy, tham khảo, bổ trợ GV có thể tổ chức giờ dạy một cách linh hoạt.

Ứng dụng công nghệ thông tin, bước đầu đã đem lại hiệu quả to lớn cho đổi mới giáo dục.
Ứng dụng công nghệ thông tin, bước đầu đã đem lại hiệu quả to lớn cho đổi mới giáo dục.

Bên cạnh đó, phòng học thông minh cũng giúp cho GV có thể giám sát được kết quả học tập của HS một cách nhanh chóng nhất, vì các em làm bài trên máy tính.

Ngoài ra, phòng học thông minh là những thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại, giúp GV tiết kiệm thời gian, kinh phí làm đồ dùng dạy học thủ công.

Cũng theo đánh giá của cô Hạnh, phòng học thông minh mang lại kết quả và chất lượng GD rất cao, giúp cho giờ học sinh động, tạo được sự hứng thú, hứng khởi học tập của HS.

Các hình thức tổ chức dạy học trở nên gọn nhẹ, đơn giản, không cồng kềnh. HS và GV có thể trao đổi nhóm với nhau qua máy tính, không cần phải di chuyển chỗ ngồi mà vẫn tương tác được với GV và các bạn khác.

Học sinh chăm chú nghe cô giao giảng bài trong lớp học thông minh ở Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, TP Thanh Hóa.
Học sinh chăm chú nghe cô giao giảng bài trong lớp học thông minh ở Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, TP Thanh Hóa.

Cô giáo Dương Thị Thu Hà – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, cho biết: Mặc dù hệ thống phòng học thông minh đã mang lại nhiều tính rất ưu việt, có hiệu quả bước đầu trong việc dạy và học.

“Có thể nói, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học, bước đầu đã đem lại hiệu quả to lớn cho cải cách giáo dục. Tuy nhiên, đây mới là mô hình thí điểm của ngành GD Thanh Hóa và đang trong thời gian bảo hành.

Sau khi hết bảo hành của dự án phòng học thông minh, thì việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc trong các phòng học này sẽ “vướng” về vấn đề kinh phí.

Liệu ngân sách nhà nước có hỗ trợ nguồn kinh phí để các nhà trường bảo trì, bảo dưỡng máy móc hay không? Hoặc nguồn kinh phí đó sẽ được huy động xã hội hóa, thì cũng cần có hướng dẫn rõ ràng cho các nhà trường”, cô Hà chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.